Tìm kiếm: hiệp-định-đối-tác-toàn-diện-và-tiến-bộ-xuyên-thái-bình-dương
DNVN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, khơi thông công tác thị trường xuất khẩu, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để kết nối với thị trường, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs)...
Không khó để tìm thấy những bằng chứng về sự năng động, tính thích ứng với bối cảnh đại dịch của doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý, điều hành mấy tháng vừa qua.
Sau đại dịch Covid-19, sẽ có một số xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bất động sản trong tương lai, trong đó có xu hướng làm việc theo công nghệ số. Đặc biệt, sẽ có làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu nhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
DNVN - Bộ Công Thương đã sửa đổi bổ sung quy định về quy tắc xuất trong CPTPP sau khi nhận được phản ánh của doanh nghiệp xuất khẩu về việc một số nước thành viên CPTPP cho rằng mẫu C/O của Việt Nam thiếu lời văn chứng nhận xuất xứ của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu theo quy định.
Từ mối nguy do dịch Covid-19, với ngành công nghiệp thực phẩm, nếu các doanh nghiệp nội biết đầu tư, kiên trì, sáng tạo sẽ tìm ra cho mình những cơ hội để vừa đủ “sức đề kháng” vừa phát triển đột phá mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh.
Với việc nước Anh vừa rời EU và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được phê chuẩn, quan hệ đầu tư và thương mại giữa Anh và Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định. Ông Trần Ngọc An, Đại sứ Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về thay đổi này, cũng như tiềm năng...
Việc có quan hệ thương mại tự do với các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Mặc dù cơ hội từ CPTPP đưa lại rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp, địa phương chưa thật sự tập trung để tận dụng khai thác cơ hội.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh vào Việt Nam từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu lợn tươi sống từ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm. Đó là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi trong nước...
DNVN - Nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhu cầu từ các thị trường, đặc biệt là từ CPTPP với sản phẩm này là rất lớn. Trong khi đó, hầu hết trong các đánh giá định lượng hầu như không tính được yếu tố chất lượng hàng hóa. Do đó, khai thác các thị trường nông nghiệp ở các nước CPTPP phải đi kèm với việc đáp ứng tiêu chuẩn về yêu cầu hàng hóa.
Doanh nghiệp tại Việt Nam ít nhiều đã có sự quan tâm, tìm hiểu về CPTPP nhưng phạm vi và mức độ quan tâm còn rất hạn chế và chỉ tập trung vào những vấn đề ngắn hạn.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích kỳ vọng, EVFTA và CPTPP có hiệu quả trên thực tế hay không phụ thuộc vào năng lực thể chế và năng lực của các doanh nghiệp trong nước.
DNVN - Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được các chuyên gia cho là vấn đề đáng quan tâm nhất trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được triển khai trong hơn 1 năm qua tại nước ta.
Ngày 12/2/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được Nghị viện châu Âu chính thức thông qua. Đây là một sự kiện trọng đại, tạo ra bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập của Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo