Tìm kiếm: hiệp-định-cptpp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cần tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với những tiêu chuẩn cao, toàn diện để các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
DNVN - Việc hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế sẽ mở ra cơ hội lớn cho nhiều DN Việt, song đó cũng là áp lực trong cạnh tranh ngay trên sân nhà đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi DN Việt phải liên kết sản xuất theo hướng ngày càng minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ và công nghệ sản xuất sản phẩm.
Sản phẩm giày dép sản xuất ở Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước, trong đó thị trường EU và Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Với tốc độ tăng trưởng hai con số, dự báo năm 2020, Việt Nam tiếp tục là điểm đến sản xuất của các thương hiệu giày dép hàng đầu thế giới.
Trong năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhờ tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường xuất khẩu chính. Đây là nền tảng thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12 tỷ USD.
Cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) rất lớn với những ưu đãi thuế quan, giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự thích nghi, chủ động của từng DN.
Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo