Tìm kiếm: hiệp-định-thương-mại

Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt trên 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019, tiếp tục đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp; giá trị xuất khẩu lâm sản nước ta tiếp tục đứng đầu khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới.
DNVN - Hiệp định RCEP sẽ giảm đáng kể thuế quan và thương mại liên quan trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp và thương mại. Với việc 15 nước tham gia RCEP chiếm 30% dân số (khoảng 2,1 tỷ người) hơn 1/4 GDP toàn cầu, nhiều chuyên gia dự báo RCEP có thể là sự khởi đầu của Kỷ nguyên châu Á, thậm chí là định hình kinh tế và chính trị toàn cầu.
Xu hướng đầu tư nhà xưởng cho thuê đang có sức hút lớn nhằm đón đầu dòng vốn ngoại tiếp tục dịch chuyển vào Việt Nam và đáp ứng nhu cầu cao cho sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ cũng như thương mại điện tử, phân phối… Tuy nhiên, việc thiếu quỹ đất lớn là một vấn đề đầy thách thức.
Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Hiệp định RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo