Tìm kiếm: hiệu-quả-kinh-tế-cao
Với 250 gốc bưởi đã cho quả, sau khi trừ chi phí chăm sóc, mỗi năm gia đình anh Lương Quang Yên, ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) thu lãi từ vườn bưởi Diễn trên 100 triệu đồng.
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.
Từng học nhiều nghề nhưng cuối cùng anh Phan Văn Hùng (sinh 1985, trú xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) lại quyết định trồng nấm để lập nghiệp. Với diện tích 200 m2, trồng cả nấm sò và nấm linh chi, mỗi năm anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Là người đầu tiên xây trang trại nuôi chim yến, đồng thời cũng là nông dân duy nhất của Đắk Nông có sản phẩm yến sào bán ra thị trường. Mỗi năm, nghề nuôi yến mang về cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng và giúp ông làm giàu trên mảnh đất đại ngàn nắng gió.
Tỏi, ớt, cỏ mật… được trộn vào thức ăn làm cho ếch có sức đề kháng cao, tránh được các loại bệnh, thịt thơm ngon. Nhờ bí quyết nuôi ếch độc đáo này, mỗi năm lão nông Vũ Cao Thăng ở Ninh Bình thu về tiền tỷ.
Trước ngày Tết ông Táo, làng cá chép đỏ Hữu Hậu, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh tấp nập, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Công sức một năm qua của người dân nơi đây đã thu lại nhiều thành quả. Nhờ những ao cá chép đỏ này, người dân làng Hữu Hậu kỳ vọng có được cái Tết no ấm hơn.
Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, đi chậm mà chắc, chàng thanh niên Trần Văn Hải đã tìm ra cho mình hướng phát triển kinh tế phù hợp. Hiện nay, anh đang từng bước xây dựng được một mô hình chăn nuôi tổng hợp và làm giàu trên quê hương mình.
Nhờ nuôi chồn hương-loài thú có đôi mắt đỏ như hạt lựu mà gia đình ông Trần Văn Long, 51 tuổi, ở ấp Phước Chí A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long của của ăn của để. Giá bán chồn thương phẩm hiện nay từ 1,5-1,7 triệu đồng/con.
Đồi chè Long Cốc (Tân Sơn, Phú Thọ) được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, chẳng kém cạnh bất cứ đồi chè nơi đâu.
Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
Sản phẩm gà Lạc Thủy và gà Lạc Sơn được công nhận nhãn hiệu chứng nhận là cơ hội để hai huyện giới thiệu sản phẩm gà sạch đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đây là giống ớt được trồng vào vụ đông, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng trên 6 tháng.
Nhờ đầu tư bài bản, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, trang trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm của ông Phạm Văn Ảnh (thôn Đông Lâm, xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thường Xuân (Thanh Hóa) là một huyện nghèo thuộc diện 30a và gặp không ít khó khăn do thời tiết, thiên tai nhưng những năm gần đây, huyện tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào thế mạnh địa phương nhằm giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo