Tìm kiếm: hưởng-ưu-đãi-thuế-quan

DNVN - Cuối tuần qua, Anh đã chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dù không thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng việc ký kết hiệp định này vẫn gợi mở những tiềm năng kinh tế mới trong giai đoạn hậu Brexit, không chỉ cho Anh mà còn cho các nước thành viên khác của hiệp định.
DNVN - Kết quả khảo sát do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, 34% doanh nghiệp (DN) cho biết nhờ nguồn cung nguyên liệu và chu trình sản xuất hiện tại đã đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA; chỉ có 13% DN là chủ động thay đổi, điều chỉnh để được hưởng ưu đãi này.
DNVN - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI cho rằng, động lực lợi ích từ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đủ lớn để thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của 94% doanh nghiệp (DN) Việt Nam theo kết quả khảo sát đánh giá 2 năm thực thi hiệp định này từ góc nhìn DN.
Có thể nói, các hiệp định thương mại tự do (FTA) là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, các FTA nói chung và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thêm nguồn cung nhập khẩu.
Hiệp định RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 và có hiệu lực từ đầu năm 2022. Trong bối cảnh đối phó với những tác động chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19, FTA thứ 15 của Việt Nam mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.
DNVN - Hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước đối tác hay nhập khẩu từ các đối tác về Việt Nam muốn hưởng ưu đãi thuế quan RCEP đều sử dụng chung một biểu quy tắc xuất xứ. Và để được hưởng ưu đãi thuế quan theo RCEP, hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu vực RCEP được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chí.

End of content

Không có tin nào tiếp theo