Tìm kiếm: hạt-kiểm-lâm-huyện
Theo Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia), tổ chức này đã tiếp tục cứu hộ thành công một chú gấu chó con tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, mảnh đất biên giới cực tây của Tổ quốc.
Giữa tháng 3, trời nắng như đổ lửa ở Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ (Cà Mau). Nước dưới sông quánh lại một màu phèn đỏ ngầu. Có trên 22.500ha rừng khô kiệt nước đang trong tình trạng “báo động đỏ” - chiếm 50% tổng diện tích rừng tại Cà Mau. Ông Nguyễn Văn Thuấn (ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) chép miệng: “Nắng cái điệu này, hổng biết rừng có chịu nổi mùa hạn này hôn nữa”.
Một số khu rừng như Đá Cháy, Dốc Ngù, Thung Đớn, Boạc Vàng Mít, Thung Nọc đã bị lâm tặc lén lút khai thác nhiều năm nay. Nhiều cây gỗ quý có giá trị kinh tế bị chặt phá, rừng giờ hầu như không còn gỗ tốt, chỉ còn vài loại gỗ tạp, sâu mục bên trong.
Loại nấm Ngọc cẩu vốn giá chỉ vài chục nghìn đã bị thổi lên cả triệu bạc khiến nhà nhà ở Cốc Pài bỏ việc lên rừng tìm nấm.
Khu vực rừng tại xã Đắk Ang, nằm ráp ranh giữa ba huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông - Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) đang bị “lâm tặc” ngang nhiên tàn phá. Tiếng cưa máy cắt gỗ gầm rú, tiếng cây gỗ đổ ầm ầm vang cả góc trời mà lực lượng chức năng chẳng hề hay biết(?!).
Sự việc xảy ra tại Hàm Tân (Bình Thuận), ba cán bộ kiểm lâm trong tổ công tác cơ động bị công an bắt quả tang khi đang đêm đưa xe gỗ bị bắt trước đó chạy về hướng Xuân Lộc (Đồng Nai).
Cây cổ thụ săng đào (thuộc loại gỗ nhóm II) khoảng 100 tuổi tại huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) bị chặt phá không thương tiếc.
Ở nhiều vùng miền núi của các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, con gái muốn lấy được chồng phải kiếm đủ ít nhất 100 bó củi làm của hồi môn
Ngày 14.12, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố hình sự hai vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa được phát hiện trong thời gian gần đây.
Từ khi các thương lái miền Bắc vào, cây dổi tại rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đăk Lăk) bị tàn phá nặng nề để lấy hạt. Mỗi tạ hạt dổi bán tại cửa rừng với giá 50 triệu đồng, còn vận chuyển ra miền Bắc thì lên tới 250 triệu đồng.
Ngày 2-12, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đác Nông Ngô Xuân Lộc cho biết: Thường trực Tỉnh ủy Đác Nông vừa có ý kiến chỉ đạo Công an tỉnh điều tra làm rõ trách nhiệm của ông Trần Quyết Tâm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân (gọi tắt Công ty lâm nghiệp Trường Xuân) và những cán bộ liên quan trong việc để mất hơn 3.500 ha rừng tự nhiên.
Những ngày đầu tháng 7-2014, trong vai những kẻ buôn gỗ, chúng tôi tới làng Bi, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai để tìm hiểu về đường dây buôn gỗ lậu xuyên quốc gia. Gỗ lậu được đưa ồ ạt từ Campuchia qua xã biên giới này mà không vướng phải sự ngăn chặn nào từ phía cơ quan chức năng.
Do buông lỏng quản lý, mất nhiều báo ít dẫn đến việc hơn 3.500 ha rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân (xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, Đắk Nông), đang đối mặt với trách nhiệm pháp luật nghiêm khắc nhất.
Nếu không bán rừng kiếm lời thì các doanh nghiệp được giao đất rừng cũng buông lỏng quản lý khiến rừng cho thuê bị tàn phá nghiêm trọng
Liên quan đến vụ hơn 400m3 gỗ lậu tại lòng hồ thủy điện Sê San 4 bị TAND huyện Ia Grai “bỏ quên” không đưa ra xét xử, mới đây, ông Đặng Phan Chung- Chánh án TAND tỉnh Gia Lai cho biết: Sẽ bố trí để Chánh án TAND huyện Ia Grai làm công tác khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo