Tìm kiếm: hồ-sơ-vay-vốn

DNVN - Có thể thấy, dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã tác động tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ vốn chưa kịp phục hồi "sức khỏe" sau đợt dịch lần đầu. Thời điểm này, sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của Nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp tăng "sức đề kháng" duy trì hoạt động, từng bước vượt qua thử thách.
Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, NHNN đã và đang chỉ đạo toàn ngành triển khai nhanh nhất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng quán triệt quan điểm, tháo gỡ khó khăn nhưng không hạ chuẩn tín dụng trong cho vay.
DNVN - Nhiều DN đánh giá cao những nỗ lực của ngành Ngân hàng, nhất là việc cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ gốc, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ… Tuy nhiên, các DN vẫn khó tiếp cận được những nguồn hỗ trợ này do thủ tục còn phức tạp, mức lãi suất vẫn còn cao… Vì vậy, ngành Ngân hàng cần sớm có thêm giải pháp để doanh nghiệp nhanh chóng vượt khó.
Theo Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 của Chính phủ, NHNN chủ trì phối hợp với các Bộ: LĐTB&XH, Tài chính, KH&ĐT, BHXH Việt Nam hướng dẫn và cho NHCSXH vay tái cấp vốn khoảng 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động.
DNVN - Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ lãi suất, giãn nợ, gia hạn thời gian nộp thuế, nhằm tháo gỡ khó khăn giúp DN duy trì sản, xuất kinh doanh. Phía các DN cũng mong muốn để các chính sách đi vào thực tiễn cần phải được triển khai nhanh chóng và có những sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
DNVN - Mặc dù truyền thông đưa tin rất đậm về gói hỗ trợ 250.000 tỷ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) còn lúng túng chưa biết cách tiếp cận để nhận được gói hỗ trợ này từ phía Ngân hàng. Họ đều xác định phải tự thân vận động, trông chờ dịch bệnh sớm qua mau.

End of content

Không có tin nào tiếp theo