Tìm kiếm: kim-ngạch-xuất-khẩu-rau-quả
Sự tăng trưởng khá trong xuất khẩu rau quả, gạo, hạt điều, cà phê… giúp riêng nhóm nông sản xuất khẩu tăng 11,5%, trong khi kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp giảm 9,5%. Điều này minh chứng nông sản Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.
Với mức tăng gần 56% so với năm ngoái, ngành rau quả tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về xuất khẩu.
Áp dụng hệ thống logistics bài bản, chuyên nghiệp chính là một trong những yếu tố giúp nông sản Việt vươn xa.
Theo ước tính của Hiệp hội rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả 6 tháng năm nay gần bằng cả năm ngoái, ước đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc châu Âu gỡ bỏ quy định kiểm soát 50% với 4 loại rau gia vị của Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả từ Việt Nam sang thị trường này.
DNVN - Thời gian qua, thanh long Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đáng kể ở các khu vực thị trường như Châu Á, Châu Âu và Mỹ, đồng thời được nhiều người Âu, Mỹ gốc Á biết tới và tiêu thụ. Đặc biệt, khá nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm phát triển nguồn cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam.
DNVN - Trong khi dư địa để Việt Nam và Vương quốc Anh khai thác tiềm năng của Hiệp định UKVFTA còn rất lớn, để biến các tiềm năng trở thành lợi ích thực sự, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp hai bên cần tiếp tục đánh giá, xác định những khó khăn, vấn đề còn tồn tại và tìm ra các giải pháp khắc phục một cách hiệu quả nhất.
Bộ Công Thương cho biết, Ủy ban châu Âu vừa đăng công báo Quy định số 2021/1900, ban hành ngày 27/10/2021, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.
Trong 2 tháng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản bị tác động nặng nề, kéo theo kết quả xuất khẩu giảm mạnh tại khu vực Nam bộ.
Đây là một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngành rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu vào tốp 5 cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tất nhiên, đằng sau thành quả trên là cả một quá trình thay đổi từ xây dựng vùng nguyên liệu, phương thức sản xuất tới chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến.
DNVN - Xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt hơn 3,7 tỷ USD trong năm 2019. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đã có sự sụt giảm mạnh do chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19.
Để rau quả không bị ách tắc đầu ra, giải pháp lâu dài và bền vững là phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu..., tránh rủi ro vì phụ thuộc vào một số ít thị trường nhất định.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả của Trung Quốc và Thái Lan vào Việt Nam chiếm gần 1 tỷ USD để nhập các mặt hàng rau, củ quả về nước.
Ngày 24/9, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị quốc tế với chủ đề: “Những tiến bộ gần đây và Thực hành sản xuất tốt giúp cải thiện năng suất và tăng cường tiếp cận thị trường cho trái cây nhiệt đới”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo