Tìm kiếm: kinh-tế-phát-triển

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận có 3 nút thắt đang kìm hãm sự phát triển của nông sản, nông nghiệp Việt Nam. Cơ chế thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp (DN), thúc đẩy DN liên kết với nông dân, liên kết hợp tác quốc tế… là những biện pháp bền vững nhất để gỡ được 3 nút thắt này.
Bối cảnh tình hình hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới, hơn bao giờ hết hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Lào càng phải siết chặt tay nhau, chung sức, đồng lòng, phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc vững bước đi lên theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức cho tất cả các ngành nghề có liên quan của các quốc gia tham gia. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tận dụng các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức, để phát huy, xác định điểm yếu để chống đỡ.
Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả thương mại với các thị trường lân cận, các đối tác đã có Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần đẩy mạnh việc tiếp cận, khai phá các thị trường mới, xa hơn như khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh….
Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2018 là rất tích cực nhưng chúng ta không nên quá lạc quan, phải luôn sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Đây là yêu cầu bắt buộc để chúng ta vượt qua 4 loại của nền kinh tế: Bẫy "chi phí lao động thấp”, “giá trị thấp”, “công nghệ thấp” và “nước thu nhập trung bình”.
Với tổng diện tích trang trại 5ha, đàn lợn rừng 150 con/năm, đàn lợn nái 12 con, ngoài ra còn có ao cá cho sản lượng 1,7 tấn cá thương phẩm/năm, cựu chiến binh Trần Đình Văn ở xóm Điện Lực, xã Kỳ Sơn, huyện miền núi Tân Kỳ, Nghệ An có thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo