Tìm kiếm: kỹ-thuật-chăm-sóc
Trang trại của ông Trịnh Văn Tiến ở xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong giới nuôi con đặc sản. Vào trang trại tiền tỷ của gia đình ông Tiến nhìn đâu cũng ra con đặc sản, xuống ao thì có cá đặc sản, trên bờ là hươu, nai, nhím, ngựa.
Men theo con đường đất đỏ, chúng tôi về xã biên giới Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước chừng 120 km, vào thăm vườn xoài Úc "khổng lồ" cứ ngỡ như lạc vào vườn “đào tiên”. Những quả xoài to tròn, đẹp trong cái nắng vào một ngày gần cuối tháng 5 ở vùng giáp biên giới Campuchia khiến ai cũng mê mẩn.
Ông Hà Văn Khương, dân tộc Thái, sinh sống ở bản Cha (xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, Hòa Bình) chỉ trồng vài luống rau tầm bóp dại và vài loài rau ăn lá ngắn ngày mà thu tiền rất khá. Tất cả các loại rau ông Khương trồng trong vườn 06ha của gia đình khi thu hái đều bán khá chạy.
Lão nông Lù Văn Địa, bản Lả Sẳng (phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) từng ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng do điều kiện không có, ông Địa chuyển sang trồng cây mận. Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây mận sinh trưởng và phát triển rất tốt. Từ cây mận, gia đình ông Địa đã có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu.
Điểm vườn mới của Vương Ngọc Đăng Khoa (sinh năm 1989) ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) nằm ở mặt tiền đường lớn thuộc nội ô TP Cần Thơ có quy mô gấp đôi vườn cũ với rất nhiều giống hoa hồng nội và hoa ngoại.
Trồng 1ha rau cải bẹ xanh Đông Dư theo tiêu chuẩn VietGAP xanh ngút ngàn ở thung lũng giữa bốn bề đồi núi hoang sơ, ông Kim Văn Dũng, bản 83 (xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã thu lời gần 100 triệu đồng/năm.
Tự nhận mình có duyên với nghề nông, sau nhiều thử nghiệm, Trần Văn Chung (sinh năm 1979) ở thôn Phúc Trung, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, Thái Bình “liều mình” đầu tư trồng loại cây quý tộc – măng tây xanh.
Chàng trai 8X Nguyễn Văn Phúc ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) từng du học ngành công nghệ thông tin ở Nga, là một lập trình viên, bản thân Phúc cũng không thể ngờ có ngày mình trở thành một nông dân chính hiệu với nghề nuôi chim bồ câu, đổi đời nhờ “bay” trên những đôi cánh chim hòa bình.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
Theo chủ nhân của tác phẩm, cây duyên tùng này là “báu vật” thuộc sở hữu của một nghệ nhân hàng đầu Nhật Bản. Cây không những tuyệt đẹp mà có giá trị kinh tế rất cao.
Khu vườn hoa hồng của bà Lê Thị Minh, bản Tân Thảo (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ai đi qua cũng thích thú bởi khu vườn đẹp, hoa hồng nở đỏ rực. Chỉ trồng và chăm hoa hồng trên diện tích đất 6.000 m2 trong thung lũng mà mỗi năm bà Minh thu cả trăm triệu đồng.
Giữa những triền đồi xanh ngát vườn cây ăn quả, có một khu rừng sưa đỏ rộng chừng 2 ha của lão nông Lèo Văn Châu, sinh năm 1959, ở bản Mòn (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), khiến bất cứ ai đặt chân tới cũng trầm trồ ngạc nhiên. Khu vườn đã khiến cho mảnh đất thanh vắng trở nên nhộn nhịp người ra vào chiêm ngưỡng, gạ mua.
Giữa một vùng đá núi hoang vu, những cây mướp đắng rừng cứ thế sinh sôi, phát triển xanh tốt. Loại trái cây có vị đắng đặc trưng của cây rừng đang là loại cây trồng phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bà con nông dân đồng bào các dân tộc ở huyện Xín Mần (Hà Giang).
Với cách làm nấm rơm khác người, anh Đỗ Trọng Duân (sinh năm 1989) ở thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, (Bắc Ninh) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Vợ chồng ông Nguyễn Thành Hạt (58 tuổi), bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ở thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại lộc, Quảng Nam) đang có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng cây ăn quả. Trong vườn nhà ông Hạt, bà Nhung có những cây mít cho trái sai, trái to bự "khổng lồ", khi chín cây thơm cả xóm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo