Tìm kiếm: lĩnh-vực-nông-sản

DNVN - Thời gian qua, thanh long Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đáng kể ở các khu vực thị trường như Châu Á, Châu Âu và Mỹ, đồng thời được nhiều người Âu, Mỹ gốc Á biết tới và tiêu thụ. Đặc biệt, khá nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm phát triển nguồn cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam.
DNVN - Bà Quyền Thị Thu Hà - Phụ trách Chi nhánh thương vụ (Nhật Bản) khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với đối tác Nhật Bản cần nhất quán, chắc chắn về chất lượng sản phẩm; cần giữ gìn uy tín kinh doanh với đối tác để đi được đường dài chứ không chỉ là xuất khẩu nhất thời với hợp đồng ban đầu.
DNVN - Với những chia sẻ của các chuyên gia và doanh nghiệp giàu trải nghiệm kinh doanh tại thị trường Hồng Kông, phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường này vào ngày 6/4 tới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc thù thị trường, từ đó có những định hướng và biện pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn.
DNVN - Việc đưa nông sản của các địa phương lên sàn thương mại điện tử là xu thế nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức. Chính sách hỗ trợ lâu dài cho hình thức kinh doanh mới này sau đại dịch là rất cần thiết. Doanh nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Bùi Huy Hoàng – Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương).
DNVN - Thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô. Trước áp lực cạnh tranh về nguồn cung, cần đẩy mạnh quảng bá quả thanh long gắn với nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận giúp gia tăng thương hiệu quả thanh long Việt Nam nói chung và từng vùng nguyên liệu nói riêng.
Đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng đã làm giảm sức mua, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bán lẻ. Tuy nhiên, cũng chính từ khó khăn đã tạo động lực cho hàng Việt tự làm mới mình, ứng dụng công nghệ để vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.
Đáp ứng tốt trước những thay đổi, quyết tâm chinh phục các tiêu chuẩn cao và liên kết cùng nhau để “phá vỡ” các rào cản là điều cần làm với các nhà sản xuất thực phẩm Việt trong lúc này khi mà một số thị trường xuất khẩu khó tính thay đổi những quy định về kiểm soát hàng hoá mang tính siết chặt hơn.
DNVN - Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc với Việt Nam, ông Atul Kumar Saxena, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) nhận thấy Ấn Độ và Việt Nam có nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ và năng lượng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo