Tìm kiếm: la-mắng

Sau một kỳ nghỉ Tết dài ngày đầy vui vẻ và hấp dẫn, những thói quen sinh hoạt cũng bị thay đổi không nhỏ sẽ khiến học sinh khó khăn và không mấy hứng thú khi trở lại trường. Đây là một thực tế làm “đau đầu”, vất vả không chỉ với gia đình mà còn cả nhà trường trong việc ổn định nền nếp cho học sinh trở lại. Để việc học hành những ngày trong và sau Tết bớt vất vả cần có biện pháp “hâm nóng” việc học hành, sinh hoạt, nền nếp phù hợp, hiệu quả.
Bệnh thành tích trong ngành giáo dục đã trở nên trầm trọng đến mức, ai cũng lên án, ai cũng muốn chống, nhưng rồi ai cũng phải lao theo mà chưa có cách gì gỡ ra được, để rồi mỗi năm vẫn có nhiều trẻ em bị bệnh tâm thần, thỉnh thoảng lại thêm một học sinh tự tử...
Chứng đau đầu thường gặp ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân, chấn thương ở vùng đầu, vết thương viêm nhiễm hay lo lắng, sợ hãi... Đó chính là lý do quan trọng các bậc cha mẹ phải chú ý đến các triệu chứng đau đầu của trẻ để xử lý kịp thời.
Vừa đón con ở trường mầm non về, chị Hoàng Tú Mai, ở phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoảng hốt khi nhìn thấy trên cổ con nhiều vết xước và thâm tím. Gặng hỏi mãi cô bé mới nói là bị bạn ở lớp đánh, nhưng nhất định không chịu nói tên vì sợ.
Chặn đường đánh cảnh cáo, quay clip, thậm chí là “xuống tay”… lấy tính mạng tình địch được phát hiện chỉ mới là bề nổi trong rất nhiều “âm mưu” đánh ghen trong lứa tuổi học trò. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, nhiều những chuyện kinh hoàng sẽ có thể xảy ra.
23h đêm cùng nhóm bạn đến quán cà phê xem bóng đá, Hưng không quên mang theo quyển vở Địa lý. Để cuốn tập trước mặt, miệng nhẩm học bài, chốc chốc cậu trò lại dán mắt lên màn ảnh mỗi khi có pha bóng nguy hiểm .
Bà Phấn (sinh năm 1946, tên thường gọi bà Năm, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) được nhiều người biết đến với nghề làm bún, nui khô bỏ mối dọc khắp các tỉnh từ miền Trung đến Sài Sòn. Cách đây nhiều năm, bà Năm chuyển sang nghề kinh doanh bất động sản. Nhiều kho xưởng trên địa bàn quận Tân Phú được bà mua dần và chẳng mấy chốc sở hữu trong tay số tài sản lớn. Đến khi qua đời, nhiều hàng xóm mới ngỡ ngàng về khối gia sản kếch xù bà đã để lại.
Có thể gọi ông là triệu phú Việt kiều, cũng có thể chẳng cần quan tâm đến điều đó, vì Alan Phan nói rằng, lúc hết tiền cũng như có tiền, ông thấy không có gì khác nhau lắm. Chia sẻ với PV về chuyện con cái, Alan Phan bảo: Khi làm ăn thua cuộc, tôi thường nói “mình ngu rồi, làm lại thôi”. Nhưng dạy con thì khó hơn chục lần điều hành doanh nghiệp, và đau đầu hơn nhiều vì không thể “làm lại được”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo