Tìm kiếm: làm-giàu
Mới chỉ 22 tuổi nhưng chàng trai Vũ Đức Nghi (22 tuổi, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã sở hữu trong tay một khu vườn lan với các loại phong lan có giá trị tiền tỷ và thu nhập gần một tỷ đồng mỗi năm.
Xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) trước là một vùng chuyên canh lúa, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn khiến việc canh tác trở nên khó khăn. Chính vì vậy, khoảng 15 năm trước, bà con đã chuyển sang trồng sầu riêng. Giờ thì Tam Bình đã trở thành một vùng quê trù phú nhờ loại cây vua này.
Đến thăm vườn xoài rộng 6ha của ông Nguyễn Bá Tân, sinh năm 1954 (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) mới thấy sự năng động của người nông dân này. Ông Bá Tân đã kỳ công ghép mắt xoài Đài Loan lên 2.000 gốc xoài ta (xoài cỏ) và sau ghép cây nào cây nấy ra sai trĩu quả, toàn trái to bự, sau khi trừ chi phí ông Tân thu lời hơn 3 tỷ đồng mỗi năm từ vườn xoài.
Thốt nốt là cây đặc trưng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Do đặc thù thổ nhưỡng, ở An Giang, chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên có nghề nấu đường thốt nốt. Mùa nấu đường bắt đầu vào tháng 11 Âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau.
Sau nhiều năm trồng giống nhãn cỏ nhưng không hiệu quả, đến năm 2015, bà Cà Thị Sai ở bản Pát, xã Chiềng Ngần (Tp.Sơn La) đã quyết định “biến” 160 cây nhãn cỏ thành nhãn ghép có năng suất, chất lượng cao. Vụ đầu tiên, bà đã thu về 300 triệu đồng từ việc bán quả nhãn tươi cho thương lái.
“Thương lái lùng sục cả ngày lẫn đêm, mua cả dê lớn lẫn dê bé, đặc biệt dê càng nhỏ thì giá càng cao. Vài năm gần đây, giá dê hơi có nhiều biến động thất thường, tuy nhiên, mức giá cao nhất cũng chỉ khoảng 90-100 ngàn đồng/kg. Kinh nghiệm 10 năm trồng tiêu kết hợp nuôi dê chưa năm nào tôi thấy giá dê hơi tăng kỷ lục như năm nay” - ông Vi Văn Thân
Năm 2018 nhờ thời tiết thuận lợi, tổng sản lượng trên 30 tấn trái, bán với giá từ 40.000 - 50.000đ/kg, cựu chiến binh Đỗ Văn Nguyền (Út Nguyền), 71 tuổi, quê ở ấp Trường Thạnh, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ thu nhập cả tỷ đồng.
Từ những cánh đồng bị nhiễm mặn, sản xuất gặp nhiều bất lợi, xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã chuyển đổi hơn 200 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Mô hình đang giúp những hộ nông dân nơi đây khấm khá, giàu lên trông thấy.
Ở miền sơn cước xã Bản Qua (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), lão nông Đặng Văn San đang sở hữu vườn sưa đỏ trị giá cả tỷ bạc. Ai nhìn thấy “kho báu” của ông San đều trầm trồ thán phục.
Dùng những chiếc xiên ba răng để săn cá nhệch-loài "thủy quái" miệng đầy răng nhọn, nhiều nông dân ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) kiếm được nửa triệu mỗi ngày. Nghề săn con đặc sản ẩn mình dưới bùn sình này tuy vất vả nhưng đang giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, cuộc sống đầy đủ hơn.
Nhờ dám nghĩ, dám làm, đầu tư mô hình nuôi loài chim bồ câu Pháp - loài chim "tình yêu", anh chàng vốn là thợ sửa ôtô Vũ Thanh Thủy, làng Vũ Kỳ, xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Thiện, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) ăn nên làm ra nhờ vào trồng cây bưởi da xanh, mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Giữa những cơn bão “giải cứu” do giá lợn hơi rớt thê thảm hay bệnh dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn rừng lai có bộ lông sọc lửa của gia đình bà Hoàng Thị Quảng (thôn Nà Ràng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) vẫn đắt hàng với mức giá cao gấp 3-4 lần lợn trắng.
Nhờ linh hoạt chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, đặc biệt là trồng rau sạch, nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập khá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi lươn truyền thống bởi chi phí đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch. Mô hình mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi (Hưng Yên).
End of content
Không có tin nào tiếp theo