Tìm kiếm: luật-đầu-tư-công

Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quy luật GDP quý I tăng trưởng thấp do đầu tư thấp, gây áp lực cho những quý còn lại trong năm. Để xóa bỏ quy luật này, theo TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phải đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, ngay từ những tháng đầu năm.
Để tăng hiệu quả đầu tư công, trong Thông điệp đầu năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ, tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công là một trong 3 lĩnh vực cấp bách nhất trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2020. Thực hiện “chỉ đạo” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2012 quá trình tái cơ cấu đầu tư đã được tiến hành, và đã thu được những kết quả bước đầu.
Đầu tư công, một dự án luật từng được không ít các vị đại biểu thúc giục cần nhanh chóng xây dựng không được đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 12 theo đúng chương trình.
Đầu tư nhà nước hiện chiếm 40% tổng đầu tư xã hội, có năm, chiếm đến 60%. Không thể phủ nhận việc nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, đầu tư công ở nước ta còn dàn trải, phân tán. Nhằm khắc phục tình trạng này, sau một thời gian trì hoãn, nay, dự án Luật Đầu tư công tiếp tục được xây dựng.
Cũng theo TS Nguyễn Đình Cung, đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn quá lớn trên tất cả các phương diện. Hiện chúng ta có đến vài nghìn doanh nghiệp Nhà nước, một con số rất lớn chỉ sau Trung Quốc, hiện diện trong tất cả các ngành kinh tế.
Đầu tư công là một trong những vấn đề “nóng”, đang được Quốc hội tiếp tục thảo luận, bàn bạc để đưa ra những giải pháp cần thiết. Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của QH đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Trao đổi với báo chí ngày 8/6, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, nói: Nên sớm có Luật Đầu tư công để vốn Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thực sự có hiệu quả…
Xung quanh Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ (Chỉ thị 1792) vẫn còn khá nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Các chuyên gia kinh tế, những người luôn bày tỏ lo ngại về đầu tư công, một lần nữa cùng ngồi lại trong hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước”.
Cần tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế: Đầu tư công; Thị trường tài chính ngân hàng; Doanh nghiệp Nhà nước. năm 2012 là năm cần những hành động quyết liệt để triển khai thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chứ không còn thời gian để bàn cãi

End of content

Không có tin nào tiếp theo