Tìm kiếm: lớn-nhanh

Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Với nhiều ưu điểm như: tận dụng được diện tích đất sẵn có, hạn chế mầm bệnh, dễ chăm sóc
Sau 5 vụ nuôi cá rô phi, anh Hà Xuân Đức ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đúc kết: 'Nếu xét về giá trị tuyệt đối trên một đơn vị mặt nước thì lợi nhuận từ nuôi cá rô phi thấp hơn nhiều so với nuôi tôm thẻ. Tuy nhiên, mức độ rủi ro khi nuôi cá rô phi là rất thấp'.
Chỉ cần tận dụng phụ phẩm rau, củ, quả, xác động vật…; những thứ vứt bỏ của các phế phẩm nông nghiệp là nuôi được loài côn trùng đẻ ra trứng đem về lợi nhuận tốt. Đó là ưu thế khi nuôi ruồi lính đen của gia đình ông Huỳnh Việt Triều ở ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Biên (TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng).

End of content

Không có tin nào tiếp theo