Tìm kiếm: mô-hình-trồng
Sau khi tốt nghiệp trung học, với niềm đam mê làm nông nghiệp, Võ Mạnh Hậu, xóm 3, xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã vào Nam tìm kiếm việc làm và học hỏi cách trồng dưa lưới.
Tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, rồi làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao với một mức thu nhập ổn định. Nhưng chàng kỹ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) quyết định bỏ việc về quê trồng dưa sạch và đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang giúp các “nhà nông” ở Bà Rịa -Vũng Tàu (BRVT) chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất/năm; chất lượng sản phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP…; giá trị sản xuất tính trên diện tích được nâng lên nhiều lần so với sản xuất thông thường.
Hà Nội hiện có hơn 17.776ha trồng cây ăn quả, trong đó 60% diện tích là cây ăn quả đặc sản. Bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn quả và việc phát triển trồng cây ăn quả phù hợp với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị.
Sở hữu vườn mắc ca lớn nhất đất Lâm Đồng nhưng ít ai biết ông Trần Vinh (60 tuổi, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã phải bao phen gặp khó khăn chồng chất, tưởng chừng như buông bỏ nhưng cuối cùng ông vẫn vực lại được ước mơ phát triển loài cây cho hạt được mệnh danh “hoàng hậu” quả khô.
Tre Điền Trúc là loại cây có hiệu quả kinh tế khá cao. Tre cho măng quanh năm, măng tre Điền Trúc được nhiều người ưa chuộng… Đó là lý do mà ông Nguyễn Văn Tấn, ở ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) chọn trồng giống tre này hơn 10 năm qua, giúp kinh tế gia đình ngày càng khấm khá.
Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
Tại xã Đức Hạnh (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), có hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây hồ tiêu không hiệu quả sang trồng chuối cấy mô xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là hộ anh Nguyễn Văn Vũ ở thôn 2, xã Đức Hạnh.
Trên khoảng không gian sân thượng tầng 5, một nông dân thành phố ở Đà Nẵng vừa thiết kế trồng rau sạch, dưa lưới, lại vừa tận dụng trồng dâu tây giống ngoại.
Bà Đặng Thị Thanh Thủy ngụ quận 9 (TP.HCM) mày mò trồng lan với vô vàn khó khăn khi địa phương còn chưa hình thành khái niệm về nghề. Chỉ sau vài năm, vườn lan Bến Sạn Tây của bà Thủy đã cho doanh thu mỗi năm hơn 5 tỷ đồng.
Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.
Ông Chu Văn Nga đã 70 tuổi, vẫn đang là chủ của một cơ ngơi trang trại nuôi gà ở Lạnh Sơn, với gần 500 con gà nòi kết hợp với trồng cây ăn quả mang, lại doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm.
Trung Quốc là một thị trường lớn nhập khẩu các sản phẩm của nông sản Việt Nam, trong đó các loại hoa quả như vải, xoài chiếm ưu thế. Gần đây giá hoa quả nội địa Trung Quốc bỗng tăng cao khiến nhiều người dân ở đây dành sự quan tâm cho các nông sản nhập khẩu của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Ông Võ Văn Chà, ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trồng 3,2 ha bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi năm ông thu hàng tỷ đồng. Vườn bưởi da xanh cho thu tiền tỷ đã giúp gia đình ông giàu có, xây được nhà lầu trị giá cũng hàng tỷ đồng.
Dưới những dãy núi cao và cánh đồng xanh tốt, khí hậu quanh năm mát mẻ, bản Nà Thia, xã Nà Phòn (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đẹp như một bức tranh phong cảnh hữu tình. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để cô gái trẻ Hà Tuyết Trinh khai mở mô hình trồng lthung lũng hoa làm du lịch cộng đồng, từ đó cùng dân bản đẩy lui đói nghèo, làm giàu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo