Tìm kiếm: mô-hình-nuôi-cá
Mô hình nuôi cá chình với nguồn vốn 6 tỷ đồng của ông Lê Quảng Cao ở thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) sắp cho thu hoạch, dự kiến vụ đầu tiên lãi 1 tỷ đồng.
Làm việc trong Tây Nguyên nhưng Võ Văn Sang đã rẽ ngang, về quê hương Quảng Bình xây dựng mô hình trang trại nuôi cá chình. Sau 4 năm, trang trại của anh Sang đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và là địa chỉ tham quan, học hỏi của nhiều người.
Vốn có truyền thống nghề nuôi cá lồng trên sông Son, những năm qua, người dân xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phát triển đa dạng các loại cá, như: trắm cỏ, chình, leo, trắm đen... với mong muốn tạo ra sản phẩm hàng hóa đặc sản, uy tín để níu chân du khách khi đến với quê hương miền di sản.
Từ trước tới nay, ở các huyện vùng cao, người dân thi thoảng kiếm được bữa cá sông suối nhưng số lượng hạn chế do bị đánh bắt kiểu tận diệt. Cá chuyển từ miền xuôi lên thì giá bị đẩy lên cao 3 tới 4 lần.
Một con cá mú Úc nặng từ 1,5-3kg nhưng có giá lên đến hơn 2 triệu đồng vẫn được nhà giàu Việt săn tìm để mua về ăn.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bồn bồn. Mô hình đã phát huy được hiệu quả, không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả. Mô hình đang được nhân rộng để tiếp tục giúp nhiều người dân vùng đệm đất rừng U Minh hạ vươn lên.
Ngoài trồng ngô, rau trên đất bồi ven sông, nông dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông với nhiều loại cá đặc sản, đặc biệt là nuôi loài cá chiên -loài cá vốn từ xưa được mệnh danh là 'chúa tể dòng sông'.
Hướng đến hoàn thiện chuỗi sản xuất, trong 10 năm qua mối liên kết giữa các doanh nghiệp có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu và đầu tư vùng nuôi cá tra với các hộ nông dân ở ĐBSCL không ngừng mở rộng.
Mô hình trồng bồn bồn hiệu quả, thu nhập gấp mấy lần trồng chuối, giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả.
Nghị quyết phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sơn La là trúng, đúng và đi vào lòng dân.
Cá dứa (Pangasius kunyit) là một loài cá da trơn sống ở vùng nước lợ. Với ưu thế là loài cá quý, từ lâu được người dân ĐBSCL cho là thịt thơm ngon hơn cá tra, cá basa nhiều lần. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn, là món đặc sản ở các quán, nhà hàng. Vì vậy cá dứa đã và đang là đối tượng nuôi có triển vọng trong tương lai ở vùng Nhà Bè và Cần Giờ (TP. HCM).
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Từ 1 cặp rắn ri tượng bắt ngoài tự nhiên, giờ đây ông Dư Văn Út, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã nhân được đàn rắn bố mẹ 30 con sinh sản. Điều thú vị, ông Út không nuôi rắn trong vèo mà xây bể xi măng nuôi như nuôi cá kiểng.
Gần đây nghề nuôi cá tầm đã thu hút nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Ðam Rông (tỉnh Lâm Đồng), bởi hiệu quả đem lại của nó hơn hẳn nhiều loại con vật nuôi ở huyện. Nguồn lợi từ những lứa cá thương phẩm đầu tiên của một số hộ đi tiên phong trong việc nuôi cá tầm ở đây, đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi cá nước lạnh ở địa phương.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo