Tìm kiếm: mô-hình-nuôi-cá
Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, ông Nguyễn Văn Út (sinh năm 1967, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nuôi cá lóc trong bồn. Từ một vài bồn ban đầu, đến nay số lượng nuôi đã lên đến 6 bồn. Ông Út phấn khởi cho biết, sau 3 đợt xuất bán đã thu về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Với nhiệt huyết và khát vọng làm giàu của tuổi trẻ, một nhóm thanh niên ở huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) cùng nhau khởi nghiệp bằng mô hình tổ hợp tác (THT) nuôi cá chình, phát triển kinh tế ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Ông Hà Văn Khương, sinh năm 1969, bản Cha (xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, Hòa Bình) nuôi cá thương phẩm trên diện tích 8.000m2 nơi rừng không mông quạnh. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông lãi gần 100 triệu đồng.
Thời gian qua, phong trào ương ép, nuôi dưỡng cá đặc sản bán giống trên địa bàn phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (tỉnhTiền Giang) phát triển mạnh. Nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Điển hình trong số đó có ông Tăng Văn Trí (sinh năm 1949), ngụ khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ.
Cá hô, loài cá được biết tới như đặc sản của xứ Nam Bộ sông nước đã cho thấy sự thích ứng với miền đất cao nguyên. Từ nuôi cá hô dưới ao đất, mới đây thử nghiệm nuôi cá hô trong lồng bè đã cho kết quả khả quan, mở ra cơ hội cho nông dân Lâm Ðồng một loại vật nuôi có giá trị.
Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
Mới bước sang tuổi 34, nhưng từ nhiều năm nay anh Dương Việt Anh đã nổi tiếng là người đầu tiên triển khai thành công mô hình nuôi cá chuối hoa trong lồng ở xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Tính riêng trong vụ cá này, anh ước tính thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.
Khi làm lúa giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định thì một số nông dân chọn lấy hướng đi mới, chuyển sang nuôi thủy sản chất lượng cung ứng cho thị trường.
Năm 2018, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá lăng nha trên sông Trà Khúc ở xã Tịnh Sơn.
Sau gần 1 năm chăm sóc, hàng chục hộ nuôi cá bớp ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bắt đầu xuất bán ra thị trường. Nhờ được hỗ trợ con giống và kỹ thuật nên vụ này người nuôi cá bớp trúng lớn, nhiều hộ thu về từ 300 - 500 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Kiệt, 56 tuổi ngụ ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhiều năm nay thành công với mô hình nuôi cá bông lau-loài cá đặc sản có cái miệng rộng. Năm 2018 này, gia đình ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi từ nuôi cá bông lau.
Nhờ tận dụng ao hồ của gia đình để nuôi loại cá vàng như nghệ (cá trê đồng) mà mỗi năm anh Trần Văn Trưởng (42 tuổi) ở xóm 15, xã Hải Phú, huyện Hải Hậu (Nam Định) xuất bán được hàng chục tấn cá trê thương phẩm và đem về doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Hiện nhiều nông dân trong tỉnh Kiên Giang đang tất bật thu hoạch cá nuôi trên ruộng trong mùa lũ để chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2018-2019. Theo ghi nhận tại một số địa phương, sau khi trừ chi phí nông dân thu lợi nhuận 10-12 triệu đồng/ha.
Gia đình ông Lê Văn Vững, Kiên Giang rất phấn khởi bởi vừa thu hoạch bội thu mô hình nuôi cá nâu xen ghép trong ao tôm sú. "Sau 6 tháng nuôi, chọn bắt cá nâu lớn bán trước. Đến nay đã thu hoạch 2,5 tấn cá nâu và 1,3 tấn tôm sú, thu về trên 300 triệu đồng,
End of content
Không có tin nào tiếp theo