Tìm kiếm: mô-hình-trang-trại
Từ vùng đồi hoang hóa, vợ chồng anh Hoàng Văn Thuận (thôn 1 Khe Giao, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng cây ăn quả, chăn nuôi… “biến” thành “đất vàng” cho thu nhập cao.
Sau nhiều năm đầu tư xây dựng, đến nay, mô hình trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi lợn của gia đình anh Ngô Văn Hải, thôn Đại Tự 1, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng.
Vượt khó vươn lên phát triển kinh tế từ hai bàn tay trắng, ông Bùi Văn Bốn ở thôn Kiến Xá, xã Nguyên Xá (Vũ Thư) đã biến mảnh đất bãi hoang hóa thành mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Từng bỏ vài chục triệu đồng mua phân gia súc để nuôi giun quế, anh Tuyến ở TP Hạ Long nhanh chóng “làm giàu” nhờ sử dụng giun làm thức ăn chính trong chăn nuôi.
Những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của huyện, xã, nhiều chủ đồng trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã “phá” thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá…
Được Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Hưng (huyện An Lão) giới thiệu, chúng tôi tìm đến hộ gia đình ông Lương Văn Thăng sinh năm 1965 ở thôn Quang Khải, chủ khu trang trại tổng hợp nuôi, ươm cá giống đem lại hiệu quả cao. Mô hình góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
Ông Bùi Văn Nhưng không chỉ được biết đến là người đầu tiên đưa thành công mô hình quả thanh long cho năng suất cao về xóm Thóng, xã Bình Cảng - nay là xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, mà ông còn thành công cả với mô hình nuôi gà, thả cá…
Nhờ chủ động con giống tốt, tuân thủ chặt chẽ quy trình nuôi an toàn sinh học, lão nông Nguyễn Duy Lựu thường xuyên có được lợi nhuận cao từ nghề nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) trong tỉnh ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều nông dân tham gia. Từ phong trào, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
Sinh ra ở mảnh đất thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều ĐVTN xã Lộc Yên (Hương Khê) đã khắc phục khó khăn, quyết tâm bám mảnh đất quê hương để phát triển kinh tế.
Sau hơn 20 năm bám trụ với vườn đồi, đến nay, cựu chiến binh Nguyễn Thái Hiệp (SN 1953, ở thôn 7, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã có mô hình kinh tế trang trại tổng hợp cho thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm và được mệnh danh là “vua khoai mài” vùng sơn cước.
Với tấm bằng Đại học trong tay và có việc làm ổn định ở Hà Nội, nhưng anh Nguyễn Việt Dũng ở Thọ Xuân đã cùng vợ quyết định về quê nhà Thanh Hoá xây dựng mô hình trang trại. Tấm bằng đại học không phải là chiếc vé thông hành duy nhất để họ chạm đến thành công, bởi quan trọng hơn, thành công của họ đến từ nỗ lực và sự kiên trì không mệt mỏi.
Đưa những kiến thức ngành y áp dụng vào làm kinh tế nông nghiệp, chàng trai trẻ 8X ở Thanh Hóa thu lời mỗi năm hàng trăm triệu đồng từ nuôi ốc nhồi, chạch, ếch giống.
Ở cái tuổi mà nhiều đồng đội của mình đã vui hưởng tuổi già bên con cháu thì cựu TNXP Hoàng Trọng Bính (SN 1952, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh) vẫn dốc hết tâm huyết gây dựng trang trại chăn nuôi, cho tổng thu nhập lên tới hơn 1 tỷ đồng/năm.
Ở tuổi lục tuần nhưng bà Nguyễn Thị Lý ở thôn Đông Thạc, xã Kim Song Trường (Can Lộc – Hà Tĩnh) vẫn luôn say mê, tâm huyết phát triển kinh tế trang trại, quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo