Tìm kiếm: mô-hình-trang-trại
Trong hàng chục trang trại chăn nuôi ở xã Minh Quán (Trấn Yên, Yên Bái), HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Minh Quán đang nổi lên với vai trò “đầu tàu”, trở thành điểm tựa phát triển kinh tế, giúp thành viên, hộ liên kết vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, nhiều nông dân huyện Đà Bắc đã mạnh dạn học hỏi, tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Bà Vũ Thị Hoa, xóm Bình Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) là một trong những điển hình như vậy.
Quyết định về quê sau những năm thử nghiệm không thành ở cả con đường học tập và kinh doanh, Nguyễn Tiến Dũng (SN 1991, thôn Nam Nhe, xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm được con đường lập nghiệp bền vững cho mình sau 5 năm phát triển trang trại cây ăn quả đặc sản.
Ông Bùi Văn Bốn, thôn Kiến Xá, xã Nguyên Xá (Vũ Thư) được nhiều người biết đến không chỉ là đảng viên gương mẫu mà còn là điển hình trong phong trào vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng mô hình trang trại tổng hợp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Học hết lớp 9, từ một người thu mua hàng nông sản đi khắp vùng Tây Bắc, chàng thanh niên 8x trở về quê biến vùng đồng chiêm trũng thành cơ ngơi bạc tỷ với mô hình trồng trọt, chăn nuôi.
Ngày trước, người dân Tuyên Quang nuôi trâu để lấy sức cày, kéo. Nay cơ giới hóa, máy móc đã thay sức trâu, nhưng tổng đàn vẫn tăng vọt bởi nhiều hộ nuôi trâu để làm giàu.
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thị trường đầu ra bấp bênh, luôn phụ thuộc “thái độ” của các đầu nậu thu mua - đó là thực trạng mà người nông dân ở huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi gặp phải những năm trước đây.
Từ bàn tay trắng, lão nông Võ Minh Trúc vươn lên làm giàu trên mảnh đất Thiên Lộc, nơi có hàng trăm người đang lao động ở châu Âu.
Nhờ chú trọng sản xuất an toàn sinh học, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang có những bước phát triển mạnh mẽ, mở ra hướng phát triển bền vững cho người nông dân trên địa bàn.
Câu chuyện của chị như hiện ra trước mắt người nghe những ngày cơm đùm gạo bới băng rừng lội suối đi tìm nguồn rau rừng đặc sản về cung cấp cho thị trường. Người ấy chính là chị Lê Thị Thanh Thúy, sinh năm 1978, ngụ xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Hữu Thái tại thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là địa chỉ cung cấp cây giống và các loại hoa quả như cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch, hồng vuông, bưởi Thái… được nhiều người trên địa bàn tỉnh tin dùng.
Làm việc trong Tây Nguyên nhưng Võ Văn Sang đã rẽ ngang, về quê hương Quảng Bình xây dựng mô hình trang trại nuôi cá chình. Sau 4 năm, trang trại của anh Sang đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và là địa chỉ tham quan, học hỏi của nhiều người.
Tuy còn mới mẻ, nhưng nhiều mô hình HTX thanh niên ở tỉnh Hà Nam bước đầu đã thể hiện được vai trò trong việc hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp.
Đến xã Triệu Tài (huyện Triệu Phong) hỏi gia đình ông Lê Viết Tuế thì ai cũng biết, bởi mỗi năm gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi vịt đẻ khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con… Mô hình này đang được nhiều nông dân tham quan, học tập bởi sự tiện lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 22/10/2019, tại Hà Nội, diễn ra lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, theo Nghị định thư ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo