Tìm kiếm: mô-hình-trồng
Sự ra đời của HTX dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong đang trở thành điểm tựa sản xuất của hàng trăm hộ trồng xoài tứ quý trên vùng đất giồng cát huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, kỹ thuật bao trái giúp HTX tăng lợi nhuận 18 - 20 triệu đồng/ha, đồng thời mang lại những lợi ích lớn về môi trường sinh thái.
Ở thị trấn An Lạc Thôn (Kế Sách), cựu chiến binh (CCB) Trần Thanh Tùng được nhiều người biết đến là một CCB sản xuất, kinh doanh giỏi, tích cực tham gia công tác xã hội.
Những cây hành lá negi phủ một màu xanh mướt với chiều cao từ 60 - 70cm tạo ấn tượng với bất kỳ ai khi đến tham quan mô hình trồng hành negi xuất khẩu của anh Hoàng Minh Tuấn, thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên (Tiền Hải). Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, mô hình của anh Tuấn còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Sau khi rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Huỳnh Minh Hoàng (xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc, An Giang) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, nỗ lực vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Anh Đinh Xuân Trung là người tiên phong trồng rau sạch, dưa sạch trong nhà lưới ở huyện Văn Yên. Không chỉ cung cấp rau, quả sạch cho các cơ quan, trường học, quán ăn trên địa bàn, anh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương
DNVN – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa cùng đoàn công tác đi thăm, kiểm tra một số mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản, chỉ đạo các địa phương tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đời sống và tăng dần thu nhập cho người dân.
Mô hình thí điểm trồng sen lấy củ của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Vân, ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chọn làm mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh. Sau gần 2 năm thực hiện mô hình này cho thấy những hiệu quả nhất định.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) trong tỉnh ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều nông dân tham gia. Từ phong trào, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
Khu Vân Quế, phường Hưng Đạo (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) từng bước “thay da đổi thịt” với nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường phố được bê tông hoá...
Đang làm ở nước ngoài với mức lương khá cao nhưng anh Nguyễn Đình Thanh (Gia Lai) vẫn bỏ về để xây dựng ước mơ làm nông trại dưa lưới và điều này đã giúp anh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Đến xã Cò Nòi (Mộc Châu-Sơn La), ai cũng biết ông Nguyễn Đình Lâm đi đầu trong HTX trồng dâu tây sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo.
Trồng nấm hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất có tiềm năng phát triển nhằm giải quyết bài toán nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Theo đó, mô hình trồng nấm của HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho bà con ở làng nghề gạch ngói thủ công phát huy hiệu quả.
Việc chú trọng sản xuất hữu cơ, giảm thiểu các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đang giúp HTX nông nghiệp Thành Công (Ngọc Biên, Trà Cú, Trà Vinh) “hốt bạc” nhờ cây ớt chỉ thiên, đồng thời mang lại những lợi ích tích cực về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Từ việc làm mô hình trang trại ao cá, chăn nuôi nhưng có thời điểm dịch bệnh, gia đình thất thu, nợ nần chồng chất. Gia đình anh Lê Xuân Minh và chị Lê Thị Nước đã chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, chủ yếu là cà gai leo và kim ngân, bước đầu cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo