Tìm kiếm: mô-hình-trồng
Khi nhắc đến Ðạ Huoai, ai cũng nghĩ đây là một huyện thuần nông, kinh tế, trình độ kỹ thuật và khoa học còn kém phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, ít người có thể ngờ, ở một nơi xa xôi hẻo lánh, nắng khô hanh hao hầu như suốt bốn mùa lại có cách làm nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông minh như của Ngô Quang Thực.
Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, rồi làm việc cho Công ty Sông Đà với lương tháng cả chục triệu đồng. Đùng một cái, anh Lê Văn Tiên, 33 tuổi, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) bỏ việc về quê thuê đất trồng rau sạch và đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Anh Trần Văn Trí ở ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, Phụng Hiệp, Hậu Giang bén duyên với cây nấm rơm từ năm 2013. Khi đó anh Trí là hộ nghèo của ấp. Không cam chịu đói nghèo anh lấy rơm từ mấy công lúa của gia đình về ủ và chất thử xung quanh nhà thấy có hiệu quả, anh tiếp tục trồng. Đến năm 2018 anh thoát nghèo và cất được căn nhà khang trang để ở.
Xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) trước là một vùng chuyên canh lúa, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn khiến việc canh tác trở nên khó khăn. Chính vì vậy, khoảng 15 năm trước, bà con đã chuyển sang trồng sầu riêng. Giờ thì Tam Bình đã trở thành một vùng quê trù phú nhờ loại cây vua này.
Sau nhiều năm trồng giống nhãn cỏ nhưng không hiệu quả, đến năm 2015, bà Cà Thị Sai ở bản Pát, xã Chiềng Ngần (Tp.Sơn La) đã quyết định “biến” 160 cây nhãn cỏ thành nhãn ghép có năng suất, chất lượng cao. Vụ đầu tiên, bà đã thu về 300 triệu đồng từ việc bán quả nhãn tươi cho thương lái.
“Thương lái lùng sục cả ngày lẫn đêm, mua cả dê lớn lẫn dê bé, đặc biệt dê càng nhỏ thì giá càng cao. Vài năm gần đây, giá dê hơi có nhiều biến động thất thường, tuy nhiên, mức giá cao nhất cũng chỉ khoảng 90-100 ngàn đồng/kg. Kinh nghiệm 10 năm trồng tiêu kết hợp nuôi dê chưa năm nào tôi thấy giá dê hơi tăng kỷ lục như năm nay” - ông Vi Văn Thân
Nhờ linh hoạt chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, đặc biệt là trồng rau sạch, nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập khá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Nơi núi rừng Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), cây sâm Ngọc Linh đã giúp một số người trở thành tỷ phú và cũng là sinh kế để nhiều người dân thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, trong đó có nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chính vì vậy, trên địa bàn Tam Dương, nhiều hội viên nông dân được hỗ trợ thoát nghèo, số hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng.
Thời điểm tháng 4, giá hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước dao động trên dưới 45.000 đồng/kg. Việc hồ tiêu xuống giá kéo theo việc đầu tư chăm sóc loại cây này bị ảnh hưởng nặng. Nhiều hộ dân đã bỏ bê, giảm phí đầu tư cho vườn tiêu. Tuy nhiên, ở huyện Bù Đốp, mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê đang mang lại hiệu quả, “giải cứu” kinh phí đầu tư.
Anh Phan Văn Tâm sinh năm 1972, ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trồng 150 cây chanh không hạt Limca trên diện tích 1,8 công đất ruộng. Mỗi lứa trái nghịch vụ, anh Tân thu hái từ 4-5 tấn chanh bán với giá từ 25.000 – 26.000 đồng/kg.
Nắng xuân ấm áp, tôi tìm về thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) để “mục sở thị” mô hình trồng rau, quả sạch “5 không" của 2 kỹ sư Đại học Công nghiệp Hà Nội là Vũ Văn Sơn và Nông Quốc Doanh. Trong câu chuyện khởi nghiệp của mình, 2 chàng kỹ sư đầy năng động, bản lĩnh này đã đưa chúng tôi đi hết ngạc nhiên này đến bất ngờ khác….
Gần đây, cây dừa xiêm ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) ngày càng phát triển do nhu cầu lấy nước giải khát, nhiều nông dân nhờ trồng dừa xiêm đã có nguồn thu nhập khá cao, không ít hộ nhờ cây dừa xiêm mà làm giàu ở nông thôn.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc bởi Diễn, lão nông Nguyễn Hữu Trình, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bỏ túi hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo