Tìm kiếm: mô-hình-trồng
“Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao người con ưu tú của dân tộc nằm xuống để cho mình hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế mà, khi đất nước phát triển, sức khỏe và tính mạng con người lại bị đe dọa bởi thực phẩm bẩn. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư trồng rau sạch ở Việt Nam” - ông Peter Hồng trải lòng.
Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh, tại nhiều đô thị lớn như TP.Biên Hòa, TX.Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) và một số khu vực đông dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, xu hướng khởi nghiệp từ những mô hình nông nghiệp sạch, ít chiếm diện tích ngày càng được lựa chọn với nhiều mô hình đặc biệt như: trồng rau trên san hô, trồng rau thủy canh….
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đầu tư vốn để trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính. Mô hình trồng dưa trong nhà kính của ông Hào không chỉ thay đổi cách làm truyền thống mà còn mang về cho ông hàng trăm triệu đồng/năm.
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, khác với bạn bè trang lứa tìm cơ hội việc làm ở thành phố, cử nhân kinh tế Vũ Văn Lực quyết định về bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), thực hiện hoài bão làm nông nghiệp với nghề trồng dâu tây kết hợp làm du lịch sinh thái.
Hơn chục năm về trước, ông Phan Văn Sành, 50 tuổi chính là người đầu tiên đưa cây rau nhút về ruộng trồng ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cây rau nhút không chỉ giúp ông Sành trở thành nông dân tỷ phú mà còn giúp cho nhiều hộ nông dân địa phương đổi đời nhờ.
Với việc hỗ trợ thành viên ứng dụng công nghệ vào canh tác, vườn bưởi của HTX Hữu Văn (Chương Mỹ, Hà Nội) đã đạt năng suất lên tới 200 quả/cây và giá thành cao gấp 2 lần so với truyền thống.
Nhận thấy bất cập của việc sản xuất tập trung, chia đều lợi tức, Ban lãnh đạo HTX Hoa Sơn khoán trắng cho thành viên, thành viên phải chịu trách nhiệm về vốn, hàng hóa. Do vậy, thành viên hiểu được trách nhiệm khi được giao khoán, nâng cao được phương thức kinh doanh.
Những năm qua, các cấp Hội ND TP.Cần Thơ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ hội viên, nông dân để xâu chuỗi mối quan hệ mật thiết giữa du lịch với sản xuất nông nghiệp, tạo ra những giá trị riêng cho điểm đến Cần Thơ.
(DNVN) - Chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và Hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của huyện Đông Anh đã chính thức được khai trương vào chiều 15/01.
Tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, các hộ dân ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tham gia dự án liên kết trồng cây dược liệu khôi nhung, bước đầu đã cho hiệu quả. Cây khôi nhung khai thác lá bán cho doanh nghiệp với giá thu mua từ 200-300.000 đồng/kg.
Không chỉ đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất của nước ngoài, mô hình trồng rau thủy canh khép kính trong nhà lưới của chị Y còn đem lại một nguồn thu mà nhiều người làm nông nghiệp phải mơ ước.
Bà Lường Thị Phong, sinh năm 1957, sinh sống ở bản Nà Dọi 1, xã Tân Lập (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng chanh leo trên 3.000m2 đất nương rẫy, mỗi năm bà "hái tiền" đều tay gần 100 triệu đồng.
Giá mít Changai có thời điểm lên đến 70.000 đồng/kg, người trồng thu được lãi rất cao. “Như đợt tháng 2 vừa rồi tôi bán được 60.000 đồng/kg, còn đợt rằm tháng 7 cũng bán được 62.000 đồng/kg. Không có vụ nào tôi bán giá thấp hết”, ông Khánh chia sẻ.
Trước lo lắng thị trường nông sản “vàng thau lẫn lộn”, nhiều hộ dân tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đang tự tạo cho gia đình vườn rau an toàn. Do diện tích đất đô thị eo hẹp, họ lựa chọn trồng rau trong thùng xốp, khay nhựa bằng đất hoặc giá thể.
(DNVN) - Sư tử tóm gọn lợn rừng trong tích tắc, ôtô nối đuôi nhau lùi tập thể trên đường dẫn vào cao tốc ở Thái Nguyên, mô hình trồng rau thủy canh được đầu tư hàng chục tỉ đồng, những lỗi makeup ai cũng từng mắc phải… là những clip nổi bật hôm nay (2/1).
End of content
Không có tin nào tiếp theo