Tìm kiếm: mẫu-kiểm-nghiệm
Ngày 25/9, tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu: “Cục Bảo vệ thực vật phải làm rõ hóa chất có hay không trong quả nhập khẩu và vì sao lê để 5 tháng, táo 9 tháng vẫn không hỏng. Trong tháng 10, Cục phải thông tin cho người dân và công luận biết rõ ràng và minh bạch".
Bảy tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 58,3% lượng táo từ Trung Quốc, 41,7% lượng táo từ Mỹ, Úc, New Zealand là thông tin Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa đưa ra. Trên thực tế người tiêu dùng Việt Nam đang đứng giữa “ma trận” hoa quả nhập khẩu.
Ngày 27.8, Cục An toàn thực phẩm đã có thông báo chính thức về việc dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm thực phẩm An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) xuất xứ Triều Tiên có hàm lượng kim loại nặng quá cao.
Để tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2014, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị Giám đốc Sở Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn tực phẩm các tỉnh/ thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại sản phẩm bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu.
Mặc dù, các cơ quan chức năng vẫn tranh luận xem ai đúng, ai sai liên quan vụ “16 tấn thực phẩm sương sáo nhập khẩu nghi nhiễm độc thủy ngân và asen”. Nhưng có một điều rất lạ là hàng chục tấn sương sáo đang trôi nổi trên thị trường với một nguy cơ gây hại khủng khiếp tới cộng đồng thì vẫn chưa nhận được quyết định tạm dừng lưu hành.
17 lô hàng với 8 loại nông sản Trung Quốc gồm quýt, nho, cam, táo, hồng, chanh, cà rốt và củ cải trắng đã bị phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Trong thời gian vừa qua, cục quản lý chất lượng sản phẩm đồ chơi trẻ con đã phát hiện nhiều loại đồ chơi chứa độc chất như vịt cao su, bóng bơm hơi, búp bê đầu trẻ con...Hầu hết các loại sản phẩm này đều không có nhãn mác xuất xứ hoặc xuất xứ ở Trung Quốc.
Theo thông báo của Cục An toàn thực phẩm, TP.HCM chưa phát hiện có chất cấm trong bánh bao nhân thịt trên địa bàn thành phố.
Trong khi sữa bột xá không nhãn mác bán dạng ký đầy rẫy các chợ và nhiều bà mẹ nghèo vẫn mua cho con dùng, các cơ quan quản lý lại thờ ơ việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Hậu quả là hàng ngàn tấn sữa ký chất lượng phập phù vẫn lọt lưới ra thị trường.
Tuần qua, người tiêu dùng còn rùng mình khi biết món chả cá cũng có urê, các hải sản khô tiềm ẩn đầy mầm bệnh. Còn sữa bột cao cấp dành cho trẻ em lại chứa nhôm, sữa không tên có chất hại tim mạch.
Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ, hiện các loại thủy sản chủ lực đang được nuôi ở 18 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.
Đoàn kiểm tra liên ngành vừa phát hiện 4 điểm kinh doanh bún tươi ở quận Bình Tân sử dụng chất phụ gia không nhãn, không có hóa đơn chứng từ.
Người tiêu dùng đang “ác cảm” với hàng Trung Quốc kém chất lượng. Thực tế rau củ nước này vẫn ngập chợ và đi vào bữa cơm hằng ngày của người dân.
Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, tổng số cơ sở kinh doanh LPG, xăng dầu bị xử phạt vi phạm hành chính là 678 cơ sở (chiếm 12,8% số cơ sở được thanh tra) với tổng số tiền phạt là trên 5,3 tỷ đồng.
Ngày 4/7, Ủy ban luật quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm của Liên hợp quốc (CAC) đã công bố các tiêu chuẩn quốc tế mới về chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là hàm lượng chất melamine độc hại trong sữa dành cho trẻ em, tiêu chuẩn về hải sản, các loại dưa, hoa quả khô và quy chế về nhãn thực phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo