Tìm kiếm: nông-nghiệp-phát-triển

Hiệp định toàn diện và tiến bộ quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP là một động lực lớn cho cải cách nông nghiệp Việt Nam. Nếu không nâng cao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất trong nước có thể “chết yểu” trước làn sóng hàng nhập.
DNVN- Vì sao 70-80% nông sản Việt xuất khẩu nhưng không được mang thương hiệu của doanh nghiệp Việt.. .Bài toán để đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới được đặt ra tại diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam 2019” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 5/3.
Sáng 22/2, dự diễn đàn về công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản, một lĩnh vực Việt Nam hiện đứng TOP 5 thế giới với kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,4 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề “theo tốc độ phát triển hiện nay thì sau 10 năm nữa, chúng ta có thể chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần toàn cầu?”.
Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2018 là rất tích cực nhưng chúng ta không nên quá lạc quan, phải luôn sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Đây là yêu cầu bắt buộc để chúng ta vượt qua 4 loại của nền kinh tế: Bẫy "chi phí lao động thấp”, “giá trị thấp”, “công nghệ thấp” và “nước thu nhập trung bình”.
Những năm gần đây, câu chuyện giải cứu nông sản Việt vẫn luôn tái diễn như một “điệp khúc” gây ảnh hưởng đến tâm lý của người nông dân và các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu ngành nông nghiệp Việt Nam phải lọt vào top 10 thế giới, nông sản Việt cần phải làm gì, cải thiện chất lượng ra sao vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải.
Trong năm 2018, Liên minh HTX Việt Nam đã hỗ trợ, xây dựng 77 mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm tại 57 tỉnh, thành phố, góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, đẩy mạnh Chương trình Xây dựng 15.000 HTX kiểu mới, đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức của HTX về hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị.

End of content

Không có tin nào tiếp theo