Tìm kiếm: năng-lực-cạnh-tranh-toàn-cầu

DNVN - Trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 208,25 tỷ USD, tăng 30,7% với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 104,94 tỷ USD, tăng 29,6%, tương ứng tăng 23,94 tỷ USD và nhập khẩu đạt 103,31 tỷ USD, tăng 31,8%, tương ứng tăng 24,92 tỷ USD.
DNVN - So với các ngành sản xuất nông nghiệp khác, hoa là ngành yêu cầu kỹ thuật cao, có tốc độ phát triển vượt bậc và sớm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Nhân dịp Xuân mới, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm S, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng và ông Aad Gordijn, TGĐ Công ty TNHH Dalat Hasfarm về chuyện mang hoa Việt chinh phục thế giới.
DNVN – Qua các cuộc kiểm tra chuyên đề đã kịp thời phát hiện nhiều bất cập, chồng chéo về cơ chế, chính sách; cắt giảm “rừng thủ tục” những rào cản liên quan đến thể chế, chính sách, dễ tạo kẽ hở để cán bộ thực thi công vụ sách nhiễu, tiêu cực; những khoảng trống pháp lý cần khẩn trương ban hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước.
DNVN - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng và tương đối toàn diện, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, tạo dựng vị thế của Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Nếu trước đây, trong mua bán và sáp nhập (M&A), doanh nghiệp nội thường ở phía "bán mình". Nay, cục diện đang có xu hướng mới là doanh nghiệp nội tham gia nhiều hơn ở phương diện là người mua. Để tín hiệu này không còn là manh nha, chắc chắn Việt Nam cần phải có thêm nhiều doanh nghiệp lớn, như vậy mới đủ tiềm lực mua lại doanh nghiệp nước ngoài.
DNVN - "Chúng tôi đang tìm kiếm 2 điểm mấu chốt trong luật này, đó là mong muốn được nhìn thấy sự ủng hộ tích cực hơn từ phía Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản hi vọng luật này phải linh hoạt hơn để tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh doanh tư nhân...".
Với doanh số khoảng 10-12 tỷ USD, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với hoạt động ngày càng sôi nổi. Trong khi đó, các công ty trong nước lại thể hiện sự lép vế và yếu thế.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế;... là những yếu tố khiến cho năng suất lao động của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN.

End of content

Không có tin nào tiếp theo