Tìm kiếm: nợ-nước-ngoài

Khoản nợ quốc tế 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mất khả năng thanh toán dự kiến sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh với kỳ hạn 12 năm. Phần đông chủ nợ nắm giữ số nợ này đã nhất trí với đề xuất tái cơ cấu nợ mới nhất mà Vinashin đưa ra.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
“Chúng ta không che giấu, hiệu quả nói hiệu quả, lỗ thì nói lỗ và nguyên nhân vì sao. Làm kinh tế thị trường thì có lãi, có lỗ, thành công và không thành công nhưng phải đảm bảo công khai” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu này tại Hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổ chức sáng 16-1.
Quốc hội và Chính phủ đã định hướng kiểm soát mức nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP”, ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nói về vấn đề nợ công đang được dư luận quan tâm.
Cấm việc ký hợp đồng bằng ngoại tệ, dự thảo Pháp lệnh Quản lý ngoại hối sửa đổi cũng hạn chế hơn đối tượng được vay vốn để trả nợ nước ngoài... Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc quy định như vậy là quá chặt.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ ngành thống nhất khái niệm về đầu tư trực tiếp ngước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Đầu tư nhà nước hiện chiếm 40% tổng đầu tư xã hội, có năm, chiếm đến 60%. Không thể phủ nhận việc nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, đầu tư công ở nước ta còn dàn trải, phân tán. Nhằm khắc phục tình trạng này, sau một thời gian trì hoãn, nay, dự án Luật Đầu tư công tiếp tục được xây dựng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo