Tìm kiếm: người-Nùng
Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).
Tục thờ cúng Thổ công là nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Nùng. Thổ công là vị thần đất cai quản mảnh đất mà dân bản sinh sống. Khi đến một khu đất mới để lập bản, việc trước tiên của đồng bào Nùng là lập Miếu thờ Thổ công. Việc thờ cúng Thổ công còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đầu tiên đã có công khai làng, lập bản.
Người Nùng có bản sắc văn hoá và phong tục tập quán riêng, do vậy trong đám cưới của họ cũng có nhiều nét độc đáo. Trước đây, trai gái người Nùng lấy nhau thường là do cha mẹ sắp đặt, theo quy luật vận động phù hợp với cuộc sống, nhiều hủ tục đã được lược bỏ, trai gái người Nùng được tự do tìm hiểu để xây dựng gia đình
Định cư trên vùng đất mới cách quê hương cũ hơn 1.000 cây số, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao trở về nguồn cội khi tạo ra một “hồn tết” cho riêng mình.
Phàm năm nào 1 trong 12 con giáp cầm tinh thì năm đó con vật ấy lên ngôi, nghĩa là được người ta ưu ái săn lùng các món cơ phận để ẩm thực, ngâm rượu trưng bày… Ở năm Ất Mùi 2015 này là năm con dê nên nhiều người có máu dị đoan hăng hái săn lùng… linh dương giác!
20 năm, đó là một khoảng thời gian dài đủ để một người có thể quên đi được nỗi đau cũng như một phần kí ức. Nhưng đối với ông Ban Văn Mình (người dân tộc Nùng, trú tại xóm Đồng Sinh, xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), việc bị mất đi đứa con gái 14 tuổi mãi in hằn vào trong trí nhớ.
Đỉnh Chiêu Lầu Thi được ví như “nóc nhà thứ 3 của Việt Nam” nằm giáp ranh giữa hai huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì (Hà Giang), nằm ở độ cao 2.412 m so với mực nước biển (chỉ thấp hơn đỉnh Tây Côn Lĩnh và Phan Xi Păng), ẩn chứa những câu chuyện ly kỳ và thú vị khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo