Tìm kiếm: người-ai-cập

Ở Ai Cập cổ đại, Khnum là vị thần của sự sinh sản và thợ gốm, chúa tể và người bảo vệ của ghềnh sông Nile hỗn loạn và là người tạo ra con người và động vật. Theo truyền thuyết, Khnum đã tạo ra chúng từ đất sét bằng cách sử dụng bánh xe của thợ gốm. Vị thần này được người Ai Cập thờ phụng từ năm 2925 trước Công nguyên - 2775 trước Công nguyên.
Người Ai Cập khi đó cho rằng các vị thần có xuất hiện trên trái đất dưới hình dạng của một loài động vật nào đó. Nếu như họ tôn vinh và thờ phụng những loài động vật này chắc chắn sẽ làm hài lòng các vị thần. Chính vì vậy, những động vật được xem là các hóa thân của thần thánh đều được chăm sóc rất chu đáo và được nuôi gần đền thờ.
Maat là khái niệm của sự thật, sự cân bằng đồng điệu, luật pháp và công lý trong thần thoại Ai Cập. Đối lập với nữ thần Maat là Isfet, vị thần của sự bất công, hỗn loạn và điều ác. Nếu không có Maat, thế giới sẽ bị nhấn chìm trong vùng biển của Nun và sự hỗn loạn sẽ lên ngôi. Vì vậy, các pharaoh được mệnh danh là “Những người bảo vệ Maat”.
Là một nữ thần mẹ vĩ đại, nữ thần chim, nữ thần vùng địa ngục, đem lại sự sống cho người chết và là nữ thần của vùng nước nguyên thủy. Isis là vị thần quan trọng và mạnh mẽ bậc nhất thế giới thần thoại Ai Cập nhờ vào sức mạnh ma thuật của bà mà không vị thần nào sánh được.
Amulet (bùa) là cách người Ai Cập gọi bất cứ đồ vật gì được đeo hoặc mang theo bên người nhằm mục đích bảo vệ hay đem lại may mắn. Vào thời cổ đại, các loại bùa của người Ai Cập thường có hình dạng giống tượng thần cỡ nhỏ.
Ai Cập sinh tử kỳ thư (Tử thư) là một loại tài liệu tôn giáo cổ tập hợp những bùa chú, phép thuật được đọc lên để giúp linh hồn người chết sang thế giới bên kia thông qua Duat và được viết bởi rất nhiều thầy tư tế suốt hàng trăm năm. Cho đến nay cuốn “Tử thư” được mệnh danh là một trong những tài liệu bí ẩn bậc nhất mọi thời đại.

End of content

Không có tin nào tiếp theo