Tìm kiếm: nghề-trồng-rau
Ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để nhổ rau, hứng trọn cái nắng như đổ lửa để rửa, cắt, bó và đưa rau cần lên bờ…, đó là công việc của những người làm nghề thu hoạch rau cần thuê tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Ông Kim Văn Dũng, bản 83 (xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng rau muống Nhật Bản trên 1ha ruộng giữa bốn bề đồi núi hoang sơ. Rau muống Nhật Bản là loại rau lạ nên hái mớ nào bán hết mớ đó, mỗi năm ông Dũng thu lãi gần 70 triệu đồng.
Nhờ linh hoạt chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, đặc biệt là trồng rau sạch, nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập khá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít “đụng hàng”, năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
Chỉ đơn giản là trồng rau má, một loài cây vốn mọc hoang nhưng 28 hộ chuyên trồng rau xanh ở xã Bình An (Châu Thành, Kiên Giang) cũng kiếm bộn tiền.
Anh Đoàn Văn Trinh, sinh năm 2000, tiểu khu 84/85 (thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng 6.000m2 rau cải bắp trên đất vườn sau nhà, mỗi năm anh Trinh thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Hướng tới việc cung cấp nguồn hàng rau "Nói không với thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại có trong môi trường tự nhiên", anh Phạm Đình Cường, tổ 9, phường Quyết Thắng đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng rau thủy canh đầu tiên ở phố núi Sơn La.
Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên từ lâu nổi tiếng nhất khu vực lòng chảo tỉnh Điện Biên, bởi đó là thủ phủ trồng bạt ngàn các loại rau và hoa. Mỗi năm nông dân ở đây cung cấp đến 70% nhu cầu hoa cho thị trường nội tỉnh và...
(DNVN) - Công ty Cổ phần rau Anh Đào là một trong những doanh nghiệp tham gia cuộc Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập CPTPP do báo DNVN, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với các đơn vị liên quan tổ chức.
Làng Trà Quế (thuộc xã Cẩm Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) nổi tiếng với nghề trồng rau sạch từ hàng trăm năm qua. “Bí kíp” để trồng ra những loại rau thơm ngon đặc trưng này là bón bằng rong lấy từ sông Đế Võng.
Từng là nhân viên một ngân hàng thương mại lớn với mức lương khá cao, quyết định bỏ việc để về nhà trồng rau sạch khiến chàng trai “8X đời đầu” Lâm Ngọc Tuấn (SN 1983, ngụ quận 9, TP.HCM) không ít lần bị gia đình phản đối.
Về thôn Liên Trì, xã Yên Hòa, huyện Yên Mô (Ninh Bình) thời điểm này, đâu đâu cũng bắt gặp màu xanh mướt của những mảng rau rút mơn mởn với những “tay” vươn ra tua tủa. Được trồng từ tháng 4, khi những cơn mưa đầu hè kèm theo tiếng sấm ùng vang, cây rau rút lớn nhanh như thổi.
Nhờ được đầu tư bài bản và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, trang trại trồng rau công nghệ cao của ông Lâm Văn Lưu (51 tuổi, ở xóm 11, xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) luôn phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó mà mỗi năm ông Lưu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Trước sự báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gần đây, một số thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp sạch.
Sống ở phố thị nhưng trong lòng luôn canh cánh nỗi lo thực phẩm đã thôi thúc anh Phạm Thái Long (SN 1989, thôn 2, xã Yang Reh, huyện Krông Bông, Đăk Lăk) quay về quê khởi nghiệp với rau củ quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo