Tìm kiếm: nhu-cầu-tiêu-dùng
DNVN - Trong tháng 8 có gần 2 triệu tấn nông sản đến vụ thu hoạch, trong khi dịch COVID-19 diễn biến còn nhiều phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản, khi mà nhiều địa phương vẫn thực hiện giãn cách xã hội. Nguy cơ dư nguồn hàng nông sản, lương thực ở vùng sản xuất, nhưng lại thiếu hụt ở một số địa phương sẽ xảy ra.
DNVN - Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu của hầu hết mặt hàng, nhóm hàng 7 tháng đầu năm nay đều đạt mức tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này đang có phần chậm lại do dịch COVID-19.
DNVN - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn, tối 1/8, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu toàn thành phố thực hiện nghiêm 11 nguyên tắc và 4 biện pháp cấp bách để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
DNVN – Theo đánh giá chung, hiện nhu cầu sản xuất và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, khó khăn chủ yếu đối với nguồn cung các sản phẩm nông sản hàng hóa thực phẩm chủ yếu ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Theo số liệu thống kê, 7 tháng qua, xuất nhập khẩu tăng trưởng 29%. Tuy nhiên, chi phí logisctisc tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế.
DNVN - Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”, “Công ty”) công bố báo cáo tài chính Q2/2021 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.729 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.862 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất hoàn thành lần lượt 46,6% và 48,6% kế hoạch năm.
Mặc dù Vissan thông báo tạm thời giảm sản lượng thịt lợn tươi sống cho các siêu thị do phát hiện có ca mắc COVID-19, nhưng sáng nay 29/7, một số đơn vị khác như: CP, Sagrifood, Masan... thông báo sẽ tăng gấp đôi lượng thịt mát cho thị trường, không lo bị thiếu.
Việc CTCP Vissan phải xin dừng sản xuất vì có hàng chục công nhân dương tính SARS-CoV-2 có thể làm tăng thêm áp lực cho các doanh nghiệp thực phẩm ở TP Hồ Chí Minh. Nhất là khi họ phải vừa thực hiện “3 tại chỗ” để đảm bảo nguồn cung thực phẩm thiết yếu và vừa phải đối mặt với những khó khăn chồng chất.
DNVN - Nhằm cung ứng kịp thời cho người dân vùng dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn tại Việt Nam đã và đang đẩy mạnh bán nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu bằng nhiều giải pháp linh hoạt.
DNVN - Sở Công Thương tỉnh Long An và UBND xã Bình An (huyện Thủ Thừa) cho biết vừa qua đã chấp thuận cho Công ty TNHH Khánh Tâm (Công ty Khánh Tâm) đã mở bán gạo với giá bình ổn 9000 đồng/kg.
DNVN - Theo thông báo của Tổ 970 thuộc Bộ NN-PTNT, sản lượng rau màu toàn miền Nam dự kiến từ nay đến cuối năm là 5,7 triệu tấn, đủ nhu cầu tiêu dùng. Riêng 19 tỉnh, thành phố đang giãn cách mỗi tháng cung cấp bình quân cho thị trường 560 - 600 ngàn tấn rau.
Dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân, doanh nghiệp, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam một số địa phương còn gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, có nơi công nhân buộc phải nghỉ việc.
DNVN – Bên cạnh yêu cầu tăng nguồn dự trữ hàng hóa, bình ổn giá, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương còn đề nghị các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh bố trí giãn cách, phân luồng ra vào, để bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho người dân đến mua sắm.
DNVN - Ngày 21/7, ông Lê Văn Sử- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký văn bản về việc theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Văn bản cũng yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp đăng tải thông tin không chính xác, theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
DNVN - Nhiều doanh nghiệp, siêu thị ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chủ động dự trữ hàng hóa, như yếu phẩm bảo đảm nguồn cung ứng cho người dân trong suốt thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Bên cạnh đó, lượng nông sản trong dân đang thu hoạch cũng rất dồi dào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo