Tìm kiếm: nuôi-tôm-thẻ
Nuôi tôm nước lợ năm 2019 tại Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn do giá tôm thương phẩm xuống thấp, song người nuôi vẫn có lãi, nhất là nuôi tôm áp dụng công nghệ cao.
Chưa ghi nhận ảnh hưởng xâm nhập mặn năm 2019 Khuyến khích nông dân trồng trà Phú Hội Từ vùng đất cằn cỗi nhiễm phèn, mặn vào mùa khô và ngập nước mùa mưa, vài năm trở lại đây, nuôi thủy sản nước lợ đã làm thay đổi gần như toàn bộ đời sống của hàng trăm hộ dân sống dọc sông Đồng Nai đoạn qua huyện Nhơn Trạch.
Nuôi tôm sạch theo mô hình lót bạt đáy của ông Lê Việt Hải (64 tuổi), ngụ ấp Phước An, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang) vừa thân thiện với môi trường, vừa ổn định đầu ra và bán được giá cao.
Nông dân sử dụng kỹ thuật này có thể giúp tôm có tỉ lệ sống tới 80% đến 90% nhờ có nhà màng “bao bọc” và nguồn nước được xử lý qua nhiều bước, chất thải được xử lý liên tục,….
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 6 tháng đầu năm sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản của tỉnh tăng gần 17 % (tương đương 12.400 tấn) so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt hơn 86.800 tấn; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 47.430 tấn, tăng 9.500 tấn so cùng kỳ năm trước.
Với hơn 600 cơ sở sản xuất tôm giống trên tổng số 1.200 trại nuôi trồng thủy sản, hàng năm cung ứng cho thị trường cả nước hơn 30 tỷ con tôm giống (tôm postlarvae), tỉnh Ninh Thuận đang được ví là "thủ phủ" tôm giống của cả nước, giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu.
Với mô hình nuôi loài cá bông lau trong ao đất, anh Lâm Thành Lâm, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng lãi hơn 400 triệu đồng mỗi năm.
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Nguyễn Văn Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hai giai đoạn trên ao lót bạt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, an toàn, bền vững và hiệu quả.
Từ những cánh đồng bị nhiễm mặn, sản xuất gặp nhiều bất lợi, xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã chuyển đổi hơn 200 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Mô hình đang giúp những hộ nông dân nơi đây khấm khá, giàu lên trông thấy.
DNVN - Tập đoàn GFS luôn chú trọng đến việc đồng hành cùng các tài năng khoa học công nghệ Việt Nam nhằm khuyến khích nghiên cứu sáng tạo, lan tỏa ứng dụng các công nghệ tiên tiến đến mọi ngành nghề của xã hội.
Hiện nay, bà con nông dân luôn nghĩ rằng, nuôi tôm năng suất cao phải có vốn đầu tư lớn mới thực hiện được. Nhưng với cách làm sáng tạo, ông Huỳnh Diện, Giám đốc HTX nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) dùng tre làm khung ao nổi nuôi tôm siêu thâm canh thay thế cho sắt, tiết kiệm chi phí và độ bền cao.
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn khung sắt được anh Trần Văn Triệu ở ấp Cây Còng, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) thực hiện đạt được hiệu quả cao. Anh Triệu bỏ ra 1,5 tỷ đồng đầu tư 6 bể và các ao lắng. Qua 2 đợt thu hoạch tôm bán, mỗi đợt anh Triệu có lời lên tới 500 triệu đồng.
Sau hơn 4 thập niên hòa bình, mảnh đất từng chi chít đạn bom nơi “tuyến lửa” Vĩnh Linh đã được thay bằng những cánh đồng lúa trĩu hạt, đồng tôm, những đồi cao su trải rộng; rồi đến Khu công nghiệp, Nhà máy điện gió, điện mặt trời... những đổi thay ấy đã tạo nên "màu sắc” cho sự đổi mới trên mảnh đất Quảng Trị...
Sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trong hồ xi măng dạng hình tròn, vụ nào gia đình anh Nguyễn Văn Vinh, thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cũng cho năng suất cao, bình quân doanh thu từ 1,2 – 1,4 tỷ đồng/hồ/vụ. Kết quả này không có khi trước đây anh Vinh nuôi tôm trong hồ hình vuông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo