Tìm kiếm: phát-triển-cây-ăn-quả

Sơn La là tỉnh miền núi, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Để xóa đói, giảm nghèo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 4 năm trở lại đây, tỉnh Sơn La chú trọng phát triển các mô hình HTX kiểu mới. Hiện toàn tỉnh có hơn 430 HTX. Các HTX nông nghiệp dần trở thành địa chỉ tin cậy của nông dân trong mở rộng những mặt hàng nông sản mới.
Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa là cây trồng chủ lực và là một trong 3 cây trồng nằm trong chương trình “Một xã một sản phẩm giai đoạn 2018 -2020” của huyện miền núi Khánh Sơn. Đến nay, cây trồng đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ăn nên làm ra, vươn lên làm giàu, lao động tại địa phương có thêm công việc.
Hà Nội hiện có hơn 17.776ha trồng cây ăn quả, trong đó 60% diện tích là cây ăn quả đặc sản. Bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn quả và việc phát triển trồng cây ăn quả phù hợp với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.
Mô hình trồng ổi nữ hoàng trong vườn của Phan Văn Nhỏ, ấp Thạnh Hòa, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang được mọi người khen nhiều lắm. Bởi trên bờ anh trồng ổi nữ hoàng, trái ngon lành anh mang bán 10.000 đồng/ký, còn những trái xấu, trái hư anh không vứt đi mà mang cho đàn cá tai tượng 1.000 con để chúng ăn chóng lớn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo