Tìm kiếm: phát-triển-nhà-ở
DNVN - Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Phú Phong, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Đà Nẵng về những nỗ lực cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của Sở này trong thời gian qua nhằm không ngừng đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của TP Đà Nẵng.
DNVN - Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp lớn ra khỏi TP.HCM ngày càng rõ nét do sự vươn lên, cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai… Với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thành phố sẽ chịu tác động nhiều mặt.
Sự phát triển đa dạng các loại hình đã giúp thị trường BĐS 5 năm qua thực sự sôi động. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối cung – cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các đô thị lớn trong cả nước vẫn còn tồn tại, có biểu hiện dư cung ở một số phân khúc BĐS cao cấp, trong khi rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
DNVN - Tại TP.HCM, phân khúc nhà ở giá vừa túi tiền (dưới 25 triệu đồng/m2) đã "biến mất", còn tại Hà Nội, tỷ trọng của phân khúc này cũng đang khan hiếm (hiện chỉ còn khoảng 10%). Vì vậy, đại bộ phận người dân có thu nhập thấp đang mất dần khả năng sở hữu nhà ở.
Bộ Xây dựng đang nghiên cứu một số nhóm giải pháp nhằm khuyến khích hoạt động phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu nhà ở tại đô thị cho người thu nhập thấp.
Đến tháng 12/2020, diện tích nhà ở bình quân toàn Thành phố đạt 26,8 m2/người, vượt sớm mục tiêu đến năm 2020 (26,3 m2/người). Năm 2021, Hà Nội đặt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân/người toàn Thành phố: 27,2m2/ng.
Để người thu nhập thấp có thể sở hữu nhà, cần phải tạo ra các mô hình phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới, các khu dân cư quy mô lớn tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM.
Không chỉ có lãi suất cho vay mua nhà đang ở vùng thấp kỷ lục, nhiều ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư đưa ra nhiều ưu đãi lớn, như: không cần phải trả tiền theo tiến độ dự án mà có thể nhận nhà ở luôn, sau đó trả dần. Thậm chí, khách hàng còn được ân hạn trả nợ gốc và lãi 3 năm đầu sau khi nhận nhà.
Bên cạnh những doanh nghiệp thực sự khó khăn thì vẫn còn những doanh nghiệp cố tình vin vào lý do dịch COVID-19 để trốn đóng BHXH. Nếu không có những biện pháp "mạnh tay", tình trạng này có thể sẽ tiếp tục gia tăng.
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa kiến nghị Chính phủ, UBND TP. HCM tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, các quyết định chủ trương đầu tư cho các dự án nhà ở thương mại để khơi thông thị trường bất động sản tại Thành phố này.
DNVN - Tại Đà Nẵng các dự án xây dựng nhà ở thương mại rất khó tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, nhu cầu của người dân về nhà ở xã hội rất lớn nhưng nguồn cung chưa đáp ứng do vướng mắc thủ tục.
Cách đây 5 năm, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội giá khoảng 1 tỷ đồng còn xuất hiện trên thị trường, nhưng đến thời điểm hiện tại gần như “biến mất”. Do đó, giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp tiếp tục trở nên xa vời.
Bộ Xây dựng sẽ sửa các quy định còn bất cập để có thể tháo gỡ vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường nhà ở giá thấp; đồng thời đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ nhà ở giá thấp có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán đến 15 triệu đồng/m2.
Một lần nữa, Bộ trưởng Bộ Xây dựng lại chỉ ra hàng loạt tồn tại hạn chế trong việc kiểm soát và quản lý thị trường bất động sản: kiểm soát thiếu hiệu quả, cơ cấu nhà ở chưa đa dạng, thừa nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở bình dân và nhà ở xã hội.
Lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu bất động sản, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo