Tìm kiếm: phương-tiện-thanh-toán

Sáng 9/7, ngành ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm. Bên cạnh một số kết quả tích cực như mua nợ xấu, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất thì tăng trưởng tín dụng trì trệ được coi là “món nợ” của nhà điều hành, trước chỉ tiêu 12% - 14% sừng sững như ngọn núi.
Không chỉ có các gói hỗ trợ của Chính phủ, nhiều ngân hàng thương mại cũng chủ động tham gia hỗ trợ vốn cho bất động sản bằng cách xây dựng các sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà. Có thể nói, chưa bao giờ, tín dụng bất động sản lại được triển khai nhiều như hiện nay, nhưng cũng không dễ để các chủ đầu tư tiếp cận được nguồn vốn này.
Dự thảo Thông tư Quy định phí dịch vụ tiền mặt quy định các tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức phí rút tiền mặt đối với khách hàng không vượt quá 0,05% tổng giá trị tiền mặt rút ra từ tài khoản thanh toán và phải niêm yết công khai vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai lấy ý kiến đóng góp.
Ngày 25/4, NHNN đã tổ chức Họp báo thường kỳ tháng 4. Chủ trì buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, tính đến ngày 22/4/2014, tín dụng đối với nền kinh tế của toàn hệ thống các TCTD tăng 0,62% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Theo công bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, trong quý 1/2014, lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua được lên tới 7,7 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong vòng một quý, lượng ngoại tệ mua được đã gần bằng con số mua vào của 2007 - năm mà dự trữ ngoại hối gia tăng kỷ lục.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á - Việt Nam 2014 của Ngân hàng Thế giới (ADB) nhận định mặc dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng khả năng khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như những năm trước đây vẫn còn hạn chế, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó tiến trình cải cách ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra thận trọng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo