Tìm kiếm: rượu-ngâm

Tìm gặp bác sĩ - đại tá Nguyễn Khánh Toàn - Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - vào những ngày cuối năm không dễ. Ấy thế mà khi tôi đặt vấn đề tìm hiểu về “ngọc dương” và câu chuyện đi tìm thần dược cho các quý ông, bác sĩ Toàn lại tỏ ra hào hứng: “À chuyện đó thì… được!”.
Đinh lăng lâu năm, bìm bịp, ong đất, tắc kè... một loạt sản vật vốn chỉ trên rừng mới có, nay xuất hiện nhan nhản giữa Thủ đô. Tuy nhiên, ít người có thể kiểm chứng được chất lượng những “của lạ” trên rừng đó, bởi người thành phố có bao giờ mục sở thị được nguồn gốc của chúng?
Chả biết có phải như các cụ bảo “no cơm, ấm cật, dậm dật tứ chi” không, mà bây giờ nhiều chuyên mục trên báo đài, tạp chí, đến bờ tường, cột điện cũng quảng cáo cường dương bổ thận, chữa yếu sinh lý!
Quảng cáo sản phẩm được làm từ thảo dược theo bí quyết gia truyền của người dân tộc Thái, rượu tiêu mỡ, đẹp da đang được rao bán tràn lan trên mạng. Không ít người đã trở thành nạn nhân sau khi sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc này.
Hà nàm (bào thai) của rắn xanh (lục xà vương) và của chuột đồng đem nhúng qua vào nồi nước lẩu rồi bỏ vào miệng nhai rau ráu. Đó là một trong những kiểu ăn ghê rợn của các “đại gia” hiện nay nhằm cải thiện chuyện “giường chiếu”. Nhưng, có tác dụng hay không thì chưa biết.
“Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mùng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mùng 5 vào viện rồi chết mùng 10. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm là không sao”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo