Tìm kiếm: sĩ-quan-tình-báo

Trong phim, ảnh và sách báo, các điệp viên luôn xuất sắc và sành điệu, với những pha hành động gay cấn. Tuy nhiên, trong đời thực, gián điệp là một nghề không hề dễ dàng và đôi khi phải trả giá. Dưới đây là những “vụ” đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử của các đặc vụ trong đời thực.
Gorenevsky là con trai của Sa hoàng Nga Nicholas II, ông ta trốn từ Nga sang Ba Lan đổi họ đổi tên trà trộn vào cơ quan tình báo Ba Lan để rồi trở thành một điệp viên. Tháng 4 năm 1958, Gorenevsky gửi thư đề nghị được tình nguyện làm gián điệp cho Hoa Kỳ, ngày lễ Giáng sinh năm 1960, ông này trốn sang Hoa Kỳ...
Trong các cơ quan mật vụ hàng đầu thế giới, có không hiếm những trường hợp các điệp viên đã “vượt giới tuyến” để chạy sang đầu hàng phía bên kia. Tình báo Xôviết cũng không phải là ngoại lệ, khi từng chịu khá nhiều tổn thất liên quan đến sự phản bội từ các nhân viên của mình. Cùng điểm qua những kẻ đào tẩu nổi tiếng nhất trong lịch sử KGB…
Trong những năm 1960 và 1970, Mỹ đã tiến hành các hoạt động gián điệp táo bạo nhất, bí mật nhất và nguy hiểm nhất trong thời kỳ chiến tranh Lạnh nhằm vào các đường cáp thông tin liên lạc dưới biển của Liên Xô và do nắm được tin tức tình báo, Mỹ đã giành được ưu thế trong việc đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân với Liên Xô.
Vụ tranh cãi về việc đĩa bay rơi tại một trang trại chăn nuôi gia súc nằm ở phía Tây Bắc của thị trấn Roswell (bang New Mexico) của Mỹ vào giữa năm 1947 đến nay vẫn được xem là câu chuyện nổi tiếng nhất thế giới. Quân đội Mỹ ra sức khẳng định đó chỉ là một vụ rơi khinh khí cầu, nhưng dư luận thì không bao giờ nghĩ như vậy.
Một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thất bại trong hoạt động tình báo ở nước ngoài của Liên Xô là việc tuyển mộ những người cộng sản sở tại. Họ là những cơ sở đáng tin, nhưng đa phần đều nằm trong vòng ngắm của cảnh sát.

End of content

Không có tin nào tiếp theo