Tìm kiếm: tài-khóa
DNVN - Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30, ngày 13/11, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam đề cao hợp tác quốc tế trong vấn đề phát triển bền vững. Đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách tài chính, hình thành và vận hành thị trường carbon mà Bộ Tài chính Việt Nam đang được giao triển khai.
DNVN - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân.
DNVN - Chiều 9/11, với gần 90,5% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6-6,5%, lạm phát 4-4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-4.730 USD.
Khoảng 2 tháng nữa là hết năm 2023, nhưng tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng mới chỉ đạt được 1/2 so với mục tiêu năm nay là 14%. Tính đến ngày 27/10, tín dụng tăng 7,1% so với cuối năm 2022, mức tăng này không cao so với kỳ vọng.
Khi “vòng xoáy” bất ổn địa chính trị có nguy cơ lan rộng, các định chế toàn cầu và các Chính phủ đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế, giữ cho chuỗi cung ứng không bị gián đoạn và lạm phát tiếp tục đi xuống. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam thể hiện sức bền mạnh mẽ, nhưng vẫn cần có sự chuẩn bị tốt nhất, để giữ vững đà tăng trưởng.
Trả lời câu hỏi chất vấn sáng 6/11 của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, đồng thời đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng 14% năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tín dụng tăng thấp là do cầu tín dụng.
Để thúc đẩy tăng trưởng 2 tháng cuối năm và sang năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Việt Nam vẫn phải tiếp tục duy trì các giải pháp tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy chính sách tín dụng cho doanh nghiệp; thúc đẩy đầu tư công; đồng thời giảm thuế kích cầu tiêu dùng.
Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhân phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023 diễn ra tại Hà Nội ngày 4/11 chỉ ra: Từ nay tới cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thúc đẩy hiệu quả thị trường trong nước, đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa nhân cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024.
DNVN - Trong báo cáo vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, áp lực dòng tiền tiếp tục nổi lên là khó khăn lớn nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh quan điểm hoàn thuế phải đảm bảo đúng quy định trong luật thuế.
Các gói hỗ trợ tài khóa đã giúp các doanh nghiệp, người dân và cả nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Chính sách tài khóa đã phát huy tác dụng trong năm 2022 và 2023 nên cần được tiếp tục triển khai trong năm 2024 để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. TS Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Chỉ còn gần 1 quý nữa sẽ kết thúc năm 2023, nhưng lũy kế 9 tháng, thu nội địa giảm 3,2% so cùng kỳ năm 2022.
Chính phủ Trung Quốc vừa công bố đợt phát hành trái phiếu chính phủ mới với tổng trị giá 1.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 137 tỷ USD) trong quý IV tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo