Tìm kiếm: tôm-nuôi

Với khoảng 9,8 triệu con giống thả nuôi từ 15-12-2012 đến 30-9-2013 trên 45.455 ha, tuy thiệt hại 25% diện tích thả nuôi, nhưng người nuôi tôm ở Sóc Trăng cho rằng mức thiệt hại giảm 26% so với năm trước là mừng lắm rồi.
Hàng loạt vụ tranh chấp, khiếu kiện về đền bù bảo hiểm thủy sản phát sinh thời gian gần đây khiến doanh nghiệp thực hiện thí điểm bảo hiểm như ngồi trên đống lửa, do bị lỗ nặng, chưa biết tiến hay lùi. Trong khi đó, người nuôi tôm hụt hẫng vì mất chỗ dựa.
Ở vùng nông thôn, đất đai được xem là tài sản để mưu sinh, thế nhưng gần đây xu hướng nông dân bán đất nông nghiệp tăng mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bán đất nông nghiệp như gia đình có người đau bệnh, làm ăn thua lỗ, thiếu nợ… Đặc biệt hiện nay trồng lúa, nuôi cá tra, heo, gà… càng làm càng lỗ, dẫn đến đất đai không cánh mà bay.
Sau khi sụt giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản trong tháng 4-2013 đã có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu các mặt hàng cá tra và tôm có xu hướng tăng trở lại sau khi lượng dự trữ của một số nước nhập khẩu chính đã cạn.
“Năm nay số tôm thả vụ Tết mới được mười mấy hai mươi ngày bỗng dưng bệnh rồi tiêu hơn 90%, tôi chưa kịp thu được gì cả, xem như mất trắng gần hết, lỗ vốn, lại nợ. Vụ tôm để ăn Tết mà kiểu này thì coi như tôm chết mà Tết cũng hết”...
Năm 2012, ngành nuôi tôm nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu 2,25 tỷ USD, tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu về giá trị và có đóng góp lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6,18 tỷ USD. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chỉ ra 4 thách thức chính cho ngành tôm năm 2013.
Theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sự suy giảm của kinh tế toàn cầu và rào cản kỹ thuật từ một số quốc gia nhập khẩu đã khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tôm năm 2012 của cả nước chỉ đạt khoảng 2,25 tỉ USD, giảm 6,3% so năm 2011.

End of content

Không có tin nào tiếp theo