Tìm kiếm: thị-trường-lao-động

Tăng trưởng việc làm chậm lại và áp lực tiền lương dịu xuống có thể giúp các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thêm tin tưởng rằng kinh tế Mỹ đang trong quá trình điều chỉnh từ cú sốc đại dịch COVID-19 và lạm phát có thể tiếp tục giảm mà không cần tăng lãi suất hơn nữa.
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song lượng kiều hối chảy về TP Hồ Chí Minh vẫn rất ổn định. Đáng chú ý, lượng kiều hối chuyển về thành phố trong 9 tháng bất ngờ tăng mạnh khá ấn tượng, vượt cả năm 2022.
Đồng USD quay đầu giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell thể hiện thái độ ôn hòa qua các bình luận được đưa ra tại một diễn đàn kinh tế, ngay cả khi ông cảnh báo rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất một lần nữa.
Tại buổi họp báo của Bộ LĐTBXH chiều 17/10, ông Tống Văn Lai, Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương cho biết: “Dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp để chốt phương án khuyến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, nên lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng từ ngày 1/1/2024”.
Thị trường lao động dịp cuối năm đang dần nhộn nhịp hơn do nhu cầu tuyển dụng gia tăng từ các doanh nghiệp, trong đó, phân khúc tuyển dụng bán thời gian cũng tăng lên vào dịp cuối năm. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội về vấn đề này.
Do chưa đánh giá hết được các tác động và dự báo tình hình kinh tế xã hội thời gian tới, cũng như chưa đủ căn cứ đề xuất thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) báo cáo Chính phủ xin lùi thời gian trình phương án lương tối thiểu vùng đến cuối năm 2023…

End of content

Không có tin nào tiếp theo