Tìm kiếm: thị-trường-truyền-thống
Theo Cục Thống kê Hà Nội, quý 2 năm nay, xuất khẩu trên địa bàn có xu hướng phục hồi ở tất cả các khu vực kinh tế do xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm tăng, cùng với giá và lượng của một số mặt hàng tăng khá. Đây là điều đáng mừng trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn.
Đẩy mạnh xuất khẩu trong lúc kinh tế suy thoái, thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn, là con đường sống còn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, xuất khẩu được xem là cứu cánh giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần tích cực mở rộng thị trường, đồng thời thúc đẩy các thỏa thuận mậu dịch tự do.
Thiếu vốn và “đói” nguyên liệu cùng với các chi phí đầu vào tăng cao trong khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp là những trở ngại mà doanh nghiệp thủy sản đang vướng phải trong thời điểm vốn đang chồng chất khó khăn này.
Doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh trong khi số ngừng hoạt động lại tăng vùn vụt do lãi suất huy động vốn cao và kéo dài, đầu tư tiêu dùng giảm, quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế…
Loạn từ thu phí vượt rào, đến tranh giành đơn hàng giữa các doanh nghiệp, trong khi cơ quan quản lý gần như không kiểm soát được tình hình.
“Qua kiểm tra phát hiện nhiều nơi người nuôi lợn dùng chất độc tạo nạc. Cuối tháng Ba sẽ có thông tin tỷ lệ thịt nhiễm độc trên thị trường, khi đó sẽ công khai cho dân biết”.
Xuất khẩu lao động nay không nóng như trước nữa. Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, xin trả lại giấy phép. Vì khó khăn, nhiều doanh nhân tán gia bại sản, bị kiện cáo... Hậu trường của các doanh nhân làm xuất khẩu lao động cũng lắm nỗi truân chuyên.
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu dùng phương pháp marketing truyền thống như quảng cáo qua báo đài, truyền hình, tờ rơi... nhằm quảng bá sản phẩm thì hiện nay đã có nghìn lẻ chiêu thức hay ho, độc đáo để họ áp dụng
End of content
Không có tin nào tiếp theo