Tìm kiếm: thời-điểm-thị-trường
Thiếu vốn, cạn tiền dù đã xoay xở đủ cách nhưng không thể cứu vãn tình hình. Thế cùng, nhiều doanh nghiệp đã tính chuyện buông xuôi các dự án, thậm chí rút lui và chạy trốn.
Thị trường bất động sản giảm mạnh trong thời gian qua là cơ hội cho không ít người dân các tỉnh có nhu cầu mua nhà Hà Nội. Nắm bắt xu hướng này, nhiều đại gia tỉnh lẻ đã đổ về Hà Nội mua nhà đất giảm giá.
Giới đầu tư địa ốc tại TP.Hồ Chí Minh đều chung quan điểm, giảm giá căn hộ không còn là phép màu để giải cứu thị trường. Thực tế, tuy giá nhà đã giảm nhưng sức mua vẫn chậm, buộc các ông chủ phải ra thông điệp: đã hết giới hạn cho giá giảm sâu hơn nữa.
VN-Index và HNX-Index tăng giảm ngược chiều nhau trong phiên giao dịch ngày 14/11. Yếu tố hỗ trợ giúp nâng đỡ chỉ số trên sàn TP Hồ Chí Minh là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn.
Thị trường bất động sản liên tục trượt dài do các nhà đầu tư mất niềm tin. Các mức đáy mới với mặt bằng giá cực thấp đã nhanh chóng được thiết lập nhưng vẫn không tạo được thanh khoản.
“Ăn theo” Tháng khuyến mại Hà Nội 2012, nhiều điểm bán hàng cũng hút khách bằng cách đặt biển, treo băng rôn kiểu “siêu” quảng cáo, đưa mức giảm giá lên tới 50- 70%.
Chủ trương chuyển đổi chung cư “ế”, những dự án nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định chiều 25/10.
Một trong những câu chuyện thời sự nổi bật trên hầu hết các trang báo những ngày qua là liên quan tới tình cảnh bi đát của các đại gia.
Sau khi Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/7/2011, giá đất khu vực phía Tây tăng chóng mặt. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đa số các dự án rơi vào tình trạng ế ẩm. Giá giảm sâu, thậm chí cắt lỗ vẫn không có khách mua. Trong khi đó, đất thổ cư lại le lói điểm sáng.
Các doanh nghiệp sử dụng đường lớn trong nước như Coca Cola, Pepsi, Nestle, URC Việt Nam đang đồng loạt lên tiếng trước tình trạng giá đường ở Việt Nam đang cao hơn nhiều so với giá thế giới, nhưng vẫn khó mua. Thị trường đường nội đang có dấu hiệu bị lũng đoạn, làm giá.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất về gói tín dụng cấp bách khoảng 9.000 tỉ đồng giải cứu ngành cá tra. Theo đề xuất, các đối tượng thụ hưởng sẽ bao gồm người nuôi và doanh nghiệp đang gặp khó khăn do giá cá giảm, thiếu vốn, bế tắc đầu ra.
Tại các đô thị lớn của Việt Nam, giá nhà ở thường tăng gấp 3-4 lần so với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Bởi vậy, đại đa số người dân vẫn rất khó có đủ nguồn tài chính để thực hiện nhu cầu mua nhà, ngay cả trong thời điểm thị trường bất động sản tuột dốc.
Trong khi phần lớn người dân vẫn trông chờ giá bất động sản sẽ giảm thêm thì trên thị trường bắt đầu xuất hiện động thái gom hàng giá rẻ của một bộ phận giới đầu cơ.
Thời buổi kinh tế thị trường, con người ta lao vào vòng xoáy bạc tiền. Khi ma lực của đồng tiền cuốn hút, ngày đêm họ chỉ nghĩ cách làm sao để “tiền đẻ ra tiền”. Và hậu quả của những ước mong làm giàu là nhiều đại gia phải nhập viện tâm thần vì lúc nào cũng thấy... “đói” tiền.
“Cò đất” hết thời, dự án “ăn theo” hết đất sống, những doanh nghiệp địa ốc lớn đang đứng trước cơ hội phát triển dự án một cách sòng phẳng khi bỏ lại phía sau một khoảng thời gian nhiều sóng gió.
End of content
Không có tin nào tiếp theo