Tìm kiếm: thanh-tra-kiểm-tra

DNVN - Hàng chục ngàn doanh nghiệp trên cả nước, trong đó riêng Hà Nội có hơn 40.000 đơn vị, đang “chây ì” nợ bảo hiểm xã hội, đẩy người lao động vào cảnh mất quyền lợi cơ bản. Từ trợ cấp ốm đau, thai sản đến lương hưu, tất cả treo lơ lửng khi số tiền nợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, có nơi kéo dài cả trăm tháng.
Đã có thêm nhiều ngân hàng tiếp tục công bố giảm lãi suất huy động sau chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc ổn định mặt bằng lãi suất. Song song với đó, nguồn vốn giá rẻ với lãi suất cho vay ưu đãi cũng liên tiếp được tung ra nhằm kích cầu tín dụng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.
Ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc ổn định mặt bằng lãi suất, hàng loạt ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất huy động mới với mức giảm đáng kể. Động thái này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn với chi phí hợp lý hơn.
"Các ngân hàng thương mại (NHTM) cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến chiều 25/2.
Văn phòng Bộ Công Thương vừa có Văn bản số 592/BCT-VP gửi các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Mặc dù thương mại điện tử (TMĐT) đang mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, tình trạng tình trạng hàng xâm phạm quyền SHTT như hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền,… trên môi trường TMĐT tại Việt Nam đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và doanh nghiệp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo