Tìm kiếm: thu-lãi
Là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nấm rơm ở Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk), sau khi được tham quan mô hình trồng nấm ở huyện Krông Ana, anh Nguyễn Quốc Cường nhận thấy địa phương mình có nguồn rơm rạ dồi dào nên đã quyết định chọn trồng nấm rơm trong nhà để khởi nghiệp.
Sau 10 năm triển khai xây dựng, với những cách làm sáng tạo, sự đồng lòng của người dân và chính quyền, bộ mặt nông thôn mới huyện Mường La đã đạt được những kết quả quan trọng, bình quân đạt 10,46 tiêu chí/xã và có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đến xã Triệu Tài (huyện Triệu Phong) hỏi gia đình ông Lê Viết Tuế thì ai cũng biết, bởi mỗi năm gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi vịt đẻ khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con… Mô hình này đang được nhiều nông dân tham quan, học tập bởi sự tiện lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Từ khi cha mất, gia đình anh Từ Ngọc Ngà (xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) gặp nhiều khó khăn, ruộng đất không ai canh tác. Năm 2008, anh Ngà - cán bộ nông nghiệp xã Ngọc Biên, xin nghỉ về nhà phụ giúp gia đình. Do đã có kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, anh quyết định chọn con đường HTX để lập nghiệp.
Theo Sở Lao đông Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm có ý nghĩa lớn với người dân. Vì từ đồng vốn vay ưu đãi đó, họ có cơ hội chuyển đổi mô hình sản xuất, mở rộng quy mô. Nhiều người có sinh kế ổn định để tăng thu nhập, nhất là lao động trung tuổi khó tìm việc làm ở trong các doanh nghiệp.
10 năm sau khi bỏ cả cây vàng để khởi nghiệp với cây ăn quả, ông Hoàng Văn Chất (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có vườn cây ăn trái xanh mát, cho nhiều quả ngọt với doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Nhận thấy lợi thế về đất đai, khí hậu của địa phương, anh Vũ Văn Mạnh (xã Đông Cao, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn khởi nghiệp với các loại rau xanh, trồng theo phương pháp an toàn, mang lại nguồn thu nhập cao.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời điểm này, các hộ trồng cà gai leo ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang phấn khởi vì được mùa, được giá; bình quân 1 sào cà gai leo sau thu hoạch cho nông dân thu lãi 20 triệu đồng.
Vào mùa, các vườn bưởi ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) trĩu trịt quả, có nhiều gốc bưởi cổ thụ cho từ 500 đến 1.000 quả.
Sáng ra, người ta thấy hàng trăm tỷ phú dắt những cô bò sữa bóng bẩy, nặng cả ngàn cân đi dạo quanh đường làng để chuẩn bị tranh tài tại cuộc thi hoa hậu bò sữa nổi tiếng khắp vùng.
Có cơ duyên với vùng đất mới, với suy nghĩ 'lấy ngắn nuôi dài', cùng với việc chăm chỉ làm ăn, tích cóp vốn đầu tư, mở rộng diện tích canh tác, chỉ sau 10 năm lập nghiệp, anh Huỳnh Việt Trung đã có cơ ngơi bề thế và trang trại trồng ổi, xoài, chanh rộng hơn 3 ha, cùng thu nhập mỗi năm trên một tỷ đồng.
Nhiều ngày qua, ngư dân từ khu vực biển Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) kéo dài đến thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) liên tiếp trúng mùa con ruốc.
Nhận thấy tôm càng xanh là đối tượng nuôi không quá khó về mặt kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp mà giá bán lại cao nên những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn Hà Tĩnh đã đưa đối tượng này vào nuôi với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo