Tìm kiếm: thị-trường-EU
DNVN - Để ngành thủy sản hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2024, rất cần sự nỗ lực to lớn từ các doanh nghiệp, sự đồng lòng chung sức của hiệp hội, sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền địa phương...
DNVN - Dù kết quả xuất khẩu thuỷ sản 4 tháng đầu năm đáng khích lệ nhưng dự báo quý II và thời gian còn lại của năm 2024, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.
DNVN - Việc Liên minh châu Âu (EU) và Thái Lan tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do (ETFTA) có thể sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam tại khối thị trường EU.
DNVN - Nửa đầu tháng 4/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU đạt gần 9 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này tính đến ngày 15/4 đạt 47 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ.
DNVN - Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... cũng sẽ "theo chân" EU trong việc đưa ra những quy định liên quan đến chuyển đổi xanh, giảm thải carbon, hướng đến phát triển bền vững. Việc doanh nghiệp Việt chủ động tìm các phương án, công cụ đáp ứng quy định là cần thiết, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trong chinh phục thị trường.
DNVN - Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), để xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chất lượng gạo nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị, tương lai không xa, các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phải đo đếm lượng phát thải khí nhà kính. Bởi vậy ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải tính toán để làm sao giảm phát thải đến mức thấp nhất.
DNVN - Theo phản ánh của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam - đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc các hãng tàu nước ngoài tùy tiện tăng 10-20% phí xếp dỡ tại cảng ảnh hưởng tới quyền lợi doanh nghiệp xuất khẩu, logistics nội địa và giảm sức cạnh tranh hàng Việt với các nước.
DNVN - Điều đáng lo ngại nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là không biết căng thẳng Biển Đỏ bao giờ kết thúc. Trong khi đó, việc các hãng tàu áp dụng phụ phí một cách tuỳ tiện, không báo trước, không thoả thuận khiến các nhà xuất khẩu như “cá nằm trên thớt”.
Ngày 2/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua quy định toàn diện đầu tiên nhằm quản lý AI sau nhiều cuộc đàm phán. Ủy viên thị trường nội địa EU Thierry Breton cho biết các nước thành viên thông qua thỏa thuận chính trị đạt được hồi tháng 12/2023. Ủy viên Breton và Bỉ - Chủ tịch luân phiên EU - đánh giá động thái trên.
DNVN - Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), từ ngày 6/2, EU áp dụng quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm. Các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát cửa khẩu là ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%.
Đà phục hồi cho xuất khẩu tôm Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn ngay từ đầu năm 2024. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), để xuất khẩu tôm năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023 đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục vượt khó trên chặng đường phục hồi.
DNVN - Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hungary tìm hiểu cơ hội, mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam. Về phía Hungary, Thủ tướng Viktor Orbán cũng đề nghị phía Việt Nam thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh, đầu tư sang đất nước này.
Ghi nhận giá nông sản ngày 18/1, mặt hàng cà phê quay đầu giảm, trong khi hồ tiêu tiếp tục tăng so với hôm qua.
Những biến động về kinh tế và nhu cầu tiêu thụ giảm đã tác động mạnh đến chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, dù biến động, nhưng ngành cá tra cũng chỉ biến động trong biên độ của chu kì 2022-2023, trên tổng thể thời gian 3 năm, biến động xuất khẩu cá tra Việt Nam của năm 2023 được đánh giá là kì vọng của sự tăng trưởng trong năm 2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo