Tìm kiếm: thị-trường-nhà-ở
Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Giờ là lúc lò xo bị nén lại sẵn sàng để bung ra. Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%. Các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp”.
Thị trường bất động sản (BĐS) đang “điêu đứng” vì chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khiến hàng trăm sàn giao dịch ngừng hoạt động, các chỉ tiêu của thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ các năm 2019. Bộ Xây dựng dự báo sẽ tiếp tục gặp khó đến cuối năm 2020.
DNVN - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết các DN mong muốn Chính phủ cần thực hiện triệt để việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán tính công minh và thái độ phục vụ sát cánh cùng DN của đội ngũ thực thi. Đây là điều DN mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là các hỗ trợ bằng tiền.
Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra, rà soát, báo cáo tình hình triển khai các dự án nhà ở sinh viên đầu tư từ ngân sách, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
DNVN - Một loạt ông lớn bất động sản như Novaland, Sunshine Group, Vingroup hay Cengroup…đã ra đời app online nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán bất động sản của khách hàng trong đại dịch Covid-19. Xu hướng này đang tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn diện mạo của hoạt động môi giới bất động sản, và thay đổi phương thức môi giới truyền thống.
Các đơn vị nghiên cứu thị trường đều dự báo kịch bản quý II/2020 ít nhiều vẫn còn khó khăn bởi dịch Covid-19. Song, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực nếu dịch bệnh được kiểm soát sớm, đó sẽ là giai đoạn “bùng nổ” của thị trường bất động sản cả nhà ở và công nghiệp.
Sau đại dịch Covid-19, sẽ có một số xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bất động sản trong tương lai, trong đó có xu hướng làm việc theo công nghệ số. Đặc biệt, sẽ có làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu nhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Nhiều khách hàng đang "dò đáy” giá bất động sản khi thời gian gần đây do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn cung và lượng giao dịch sụt giảm. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thời điểm hiện nay khó có thể nói đâu là đáy, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế lần này nguyên nhân không vì vỡ "bong bóng" bất động sản.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2020 không nằm ngoài vòng xoáy tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 với sự sụt giảm ở tất cả các mảng của thị trường. Dự kiến nếu dịch bệnh kéo dài, nguồn cung cả ở nhà ở và mặt bằng bán lẻ sẽ tiếp tục sụt giảm, thậm chí giá có thể giảm.
Trước tác động của dịch Covid-19, vừa là dịp để thanh lọc thị trường bất động sản Quảng Ninh, cũng vừa là cơ hội cho những nhân tố mới nhập cuộc, bổ sung nguồn lực mới triển vọng cho tương lai.
Ghi nhận của một số công ty nghiên cứu bất động sản cho thấy thị trường đang đối mặt với khó khăn tứ bề dẫn đến nguồn cung và lượng giao dịch giảm, nhưng giá lại không giảm.
Theo báo cáo của JLL Việt Nam, nguồn cung tại Tp. HCM quý I/2020 sụt giảm, lượng căn hộ bán trong quý I cũng giảm, khiến thị trường bất động sản trầm lắng.
Mặc dù bất động sản nhà ở là kế hoạch dài hạn, nhu cầu thường xuyên của khách hàng, nhưng vẫn chịu chung số phận “đìu hiu” bởi dịch Covid-19, khi từ đầu năm 2020 đến nay chưa có một dự án nào mở bán và các sàn cũng trong tình cảnh “chùa bà Đanh”. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định sau đại dịch sẽ là cơ hội tốt cho khách hàng có nhu cầu ở thực.
Trong giai đoạn "khó khăn kép" của thị trường bất động sản, dịch Covid-19 là "phép thử" với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quỹ đất hạn chế, doanh nghiệp không có thế mạnh về tài chính, phụ thuộc vào nguồn thu ngắn hạn.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hoạt động kinh doanh, đa phần các cửa hàng đều giảm doanh thu, một số cửa hàng trả lại mặt bằng. Trong bối cảnh này, nhiều chủ đầu tư, chủ nhà đã miễn tiền thuê hoặc giảm tiền thuê trong thời gian ngắn hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo