Tìm kiếm: thủy-sản-Việt
Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.
Trong bối cảnh hiện nay, việc ưu tiên chống dịch COVID-19 là số 1, cải cách môi trường kinh doanh cũng cần được xem là ưu tiên số 2. Theo phản ánh của doanh nghiệp, muốn duy trì và phục hồi sản xuất, thì hàm lượng quy định cải cách hành chính, kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn, chỉ xếp sau chuyện tiêm vắc xin.
DNVN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam kiến nghị các cảng biển giảm ít nhất 50% các phí dịch vụ tại cảng (phí nâng hạ container, phí bốc dỡ, lưu kho, cắm điện...) từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022.
Thái Lan, Philippines đã được Ủy ban châu Âu (EC) 'gỡ' thẻ vàng. Điều đó có nghĩa nếu triển khai quyết liệt các giải pháp thì không có lý do gì ngành thủy sản Việt Nam không lấy lại được 'thẻ xanh'. Mục tiêu mà ngành thuỷ sản đặt ra là năm 2022 sẽ gỡ được "thẻ vàng" ở thị trường EU.
DNVN - TS. Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định, không có lý do gì để châu Âu áp thẻ đỏ với thủy sản Việt Nam bởi gần 4 năm qua, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn là muốn châu Âu gỡ thẻ vàng để về thẻ xanh.
DNVN - Trong trường hợp bị Ủy ban châu Âu (EC) phạt thẻ đỏ, ngành thủy sản Việt Nam sẽ mất ngay thị trường Liên minh châu Âu (EU) với giá trị xuất khẩu gần 480 triệu USD.
DNVN - Tổ công tác 970 đề xuất 5 giải pháp để hỗ trợ sản xuất, cung ứng nông sản tại 19 tỉnh, thành phố Nam Bộ đang thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, đề nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% lực lượng công nhân các nhà máy chế biến nông sản, thủy sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện 3 tại chỗ.
DNVN – Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, thủ tục kiểm dịch hiện còn quá nhiều khâu, gây chồng chéo, phức tạp. Do đó cần tích hợp nhiều khâu, vừa đảm bảo được các tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, vừa giảm thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, tránh tình trạng "một con dấu qua nhiều cửa".
Dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU đang tăng mạnh. Do vậy, việc hỗ trợ cho người nông dân, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu là rất quan trọng để nắm bắt được cơ hội phục hồi của thị trường thế giới.
DNVN - VASEP mới đưa ra một loạt kiến nghị với Chính phủ và Bộ NN&PTNT hỗ trợ doanh nghiệp: Hướng dẫn bộ quy tắc “Y tế tại chỗ”, ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân, hỗ trợ người có thu nhập thấp, giảm lãi vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện. Đồng thời kiến nghị báo chí không nêu tên doanh nghiệp có ca nhiễm COVID-19.
DNVN - VASEP đề nghị Thủ tướng đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ”. Người lao động trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu, trong các nhà máy, các khu công nghiệp thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói riêng.
Theo ước tính của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát.
DNVN - Một số tên tuổi lớn trong ngành mực ống trên toàn cầu đã cùng nhau đấu tranh để loại bỏ các sản phẩm được đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) ra khỏi thị trường.
DNVN - Nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết, họ đang bị “đè” nặng bởi hàng loạt chi phí phát sinh như chi phí duy trì “3 tại chỗ” cho công nhân, hậu cần chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa (logistics), cước vận tải biển, nguyên vật liệu…đều tăng.
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU 6 tháng năm 2021 đạt trên 486 triệu USD, tăng 20%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo