Tìm kiếm: toàn-cầu-hóa

TS Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương cho biết, việc các nhà đầu tư nước ngoài trở thành cổ đông lớn của các công ty trong nước phù hợp với xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo việc các nhà đầu tư Trung Quốc trở thành cổ đông lớn tiềm ẩn những mối nguy hại cho nền kinh tế.
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương Lê Đăng Doanh gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một “bông hồng có gai”. Cái tên như lời động viên cho Việt Nam khi Hiệp định này không thể hoàn thành vào năm 2013 như kỳ vọng.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng như hiện nay. Tại đây, các quốc gia cùng phác thảo những mối đe dọa mà thế giới sẽ phải đối mặt và đưa ra các biện pháp đối phó. Năm nay, mối đe dọa của khủng hoảng tài khóa được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, các mối đe dọa khác có quan hệ mật thiết tới những bất ổn chính trị và xã hội hiện nay.
Thế giới bước vào năm mới vẫn theo đà bị lôi cuốn theo xu thế toàn cầu hóa khó có thể cưỡng nổi với tất cả những tích cực và tiêu cực chung mà còn với nhiều hiểm họa an ninh đối với từng quốc gia riêng lẻ. Hơn hai thập niên sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, một trật tự mới ít nhiều khả dĩ vẫn chưa được hiện hình ổn định. Trái lại, chính trường ở nhiều quốc gia đang có xu hướng chối bỏ hiện tại để kiếm tìm những kịch bản khác nhau cho con đường đi tới tương lai ổn định và bền vững hơn.
Tháng 9/1949, Bác Hồ viết vậy trong trang đầu sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Lời căn dặn đó của Bác Hồ cũng là trách nhiệm của cả người học và người dạy, để trở thành Người – Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, DN có vốn FDI tại Việt Nam là DN của Việt Nam và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Việt Nam đã nhận thức cần phải đổi mới theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và có sự bảo hộ của Chính phủ Việt Nam với những nhà đầu tư làm ăn chính đáng, nghiêm túc.
Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh” - thông điệp đó của Thủ tướng Chính phủ chính là công cụ để người dân, doanh nghiệp ngăn chặn hành vi lạm quyền của công chức và hoàn toàn có thể thực hiện ngay.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài, theo GS.TSKH Nguyễn Mại – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, ngoài nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong nước, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, thì làm thế nào để biến công nghiệp, công nghệ nước ngoài thành công nghệ của Việt Nam là câu chuyện người Việt phải “làm bằng được”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo