Tìm kiếm: trái-cây-việt-nam
Song song với các mục tiêu xuất khẩu, nông sản Việt Nam không nên và không thể bỏ quên thị trường trong nước với gần 100 triệu dân. Khi người Việt có thói quen dùng hàng Việt, uy tín hàng hóa trong nước được nâng cao, việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đang có lợi thế sẽ dần giảm bớt.
Giàu tiềm năng, nhiều cơ hội, song thị phần nông sản Việt Nam ở thị trường châu Âu chỉ chiếm từ 1 - 2%. Một trong những điểm yếu đầu tiên là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm - câu chuyện không mới nhưng vẫn rất nhức nhối.
Tại sao sầu riêng Ri6 của Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với sầu riêng Malaysia hay Thái Lan để tạo ra "cơn sốt" ở thị trường Úc trong thời gian qua? Có lẽ ẩn số nằm ở chất lượng, xây dựng thương hiệu cũng như sự nỗ lực đến từ phía các cơ quan chức năng.
Dừa sáp Trà Vinh lần đầu tiên xuất khẩu bằng máy bay sang Australia, được bán với giá 30-35 AUD/quả (khoảng 600.000 đồng).
DNVN - 2.000 trái dừa sáp tươi Trà Vinh lần đầu tiên được xuất sang Úc bằng đường hàng không và đã được phân phối hết sau thời gian ngắn đưa ra tiếp thị.
Khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu. Nắm vững và thực hành sản xuất, chế biến các sản phẩm rau quả theo nhu cầu của thị trường này sẽ giúp rau, quả Việt Nam đạt giá trị cao.
Trước hết, thị trường Mỹ có tới 332 triệu khách hàng với thu nhập đầu người cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả.
DNVN - Tại Hội nghị "Kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021" diễn ra sáng 15/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chuỗi cung ứng mới được hình thành, góp phần đưa nông sản Việt Nam đi được xa hơn và bền vững hơn.
“Tôi hy vọng rằng, chúng ta không chỉ dừng lại với 3 tấn vải thiều xuất khẩu bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, mà sẽ là con số lớn hơn rất nhiều. Nhiều loại trái cây nông sản, đặc sản từ nhà sản xuất Việt Nam sẽ đến tận tay người tiêu dùng quốc tế”.
DNVN - Nữ doanh nhân trẻ Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH XNK Trái Cây Chánh Thu, doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng xoài Việt Nam đầu tiên sang Mỹ từ đầu năm 2019 và xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên sang Nhật vào năm 2020, ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Mặc dù trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu rau quả Việt Nam tới thị trường Thái Lan đạt 148,96 triệu USD, tăng 141,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cũng cảnh báo những nguy cơ, rủi ro từ thị trường này.
Chỉ trong vòng một năm 2020, Việt Nam tham gia 3 Hiệp định FTA gồm EVFTA, RCEP, UKVFTA nâng tổng số FTA của Việt Nam lên con số 15. Các FTA đã mở thêm thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, nhưng để thực sự tận dụng hết tiềm năng thì cần sự nỗ lực cả phía doanh nghiệp và Nhà nước.
Thời điểm cuối năm được kỳ vọng sẽ là "cơ hội vàng" để ngành rau quả đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, bù đắp sự sụt giảm trong những tháng qua. Tuy nhiên, nhiều cảnh báo cho thấy, ngành rau quả cần thận trọng để tránh rơi vào cảnh ùn ứ tại cửa khẩu, bị trả về vì không đáp ứng được yêu cầu.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá của phần lớn các loại trái cây đã tăng giá mạnh trong tháng trước.
Đang có điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng sự yếu kém về công nghệ chế biến đang khiến ngành hàng trái cây Việt Nam lép vế so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo