Tìm kiếm: trái-phiếu-xanh
Tài chính xanh là xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cũng như hệ thống tài chính của từng QG, khu vực. Đây được coi là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Tài chính xanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của VN.
Xu hướng phát triển bền vững đang diễn ra nhanh chóng, khi năm 2024 sẵn sàng là năm bản lề trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Các doanh nghiệp, các chính phủ và các cá nhân đang gia tăng các khoản đầu tư và tăng cường hành động để chuyển đổi sang một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường.
Báo cáo Triển vọng thường niên năm 2024 của tổ chức tư vấn chính sách Asia House (Anh) nhận định nền kinh tế Việt Nam có khả năng tiếp tục phát triển vượt trội so với các nước láng giềng trong khu vực vào năm 2024, các ngành sản xuất và xuất khẩu thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài nhờ độ mở và các điểm mạnh cơ bản của nền kinh tế.
DNNV - Theo giới chuyên gia, gần đây, dù Việt Nam đã thảo luận rất nhiều về câu chuyện chuyển đổi xanh nhưng hành động còn quá ít. Có thể trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp vẫn phải lo “cơm áo gạo tiền” nên chậm chuyển đổi.
DNVN - Chia sẻ tại tọa đàm "Thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững" ngày 4/12, bà Nguyễn Ngọc Anh - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ SSI cho rằng, thị trường trái phiếu đã có dấu hiệu tích cực và được kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024.
DNVN - Để tín dụng xanh phát triển cần tiếp hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam. Cùng đó là xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ liên quan đến thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…
DNVN - Theo ước tính của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), để đạt được mục tiêu “kép” là thu nhập cao và trung hòa carbon, Việt Nam cần đầu tư 6,8% GDP mỗi năm từ nay đến năm 2040. Con số này tương đương 368 tỷ USD, theo giá trị hiện tại.
Kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
DNVN - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh cần nguồn lực rất lớn để thực hiện. Trong khi đó, nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam còn hạn chế so với nhu cầu thực tế.
Việt Nam cần 368 tỷ USD cho chuyển đổi xanh hướng tới cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vậy giải pháp nào để huy động nguồn tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh?
Khác với những khoản vay thông thường, tín dụng xanh đòi hỏi các dự án phải đáp ứng các tiêu chí xanh.
DNVN - Để Việt Nam sớm hiện thực hóa lợi ích từ mô hình kinh tế tuần hoàn thì việc tạo động lực cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sớm chuyển đổi, phát triển thử nghiệm các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
DNVN - Ông Donald Lambert - Trưởng Ban Phát triển khu vực tư nhân của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, khi thực hiện cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam còn "bỏ quên" nguồn vốn liên quan đến các ngân hàng xanh.
DNVN - Phát biểu tại tại hội thảo “Net - Zero - Chuyển dịch Xanh: Cơ hội cho người dẫn đầu”, ngày 27/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, để thực hiện quá trình chuyển dịch xanh, cần khuyến khích địa phương và doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh.
DNVN - Trong xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất 4 lĩnh vực thử nghiệm. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, thay vì cách tiếp cận ở quy mô rộng này, nên chọn các mô hình kinh doanh KTTH tiêu biểu để thử nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo